Thông tin luận văn "Vấn đề truyền thông bốn di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ, Ca trù trên báo in và báo điện tử (Khảo sát báo Tuổi Trẻ TP HCM, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Vietnamnet và Vnexpress từ năm 2003 đến năm 2009)" của HVCH Lương Thị Quỳnh Chi, chuyên ngành Báo chí học.
1. Họ và tên học viên: Lương Thị Quỳnh Chi
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 10/02/1986
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 24/10/2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: Vấn đề truyền thông bốn di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên, Quan họ, Ca trù trên báo in và báo điện tử (Khảo sát báo Tuổi Trẻ TP HCM, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, Vietnamnet và Vnexpress từ năm 2003 đến năm 2009)
8. Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60.32.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái (công tác tại Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn nghiên cứu hoạt động truyền thông của 4 tờ báo đại diện cho 2 loại hình báo chí là báo in và báo điện tử về 4 di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận. Luận văn tiến hành khảo sát 3 nhóm công chúng Hà Nội – những nhóm có nhiều cơ hội tiếp xúc với báo điện tử là giáo viên, phóng viên và nhân viên văn phòng. Qua đó, luận văn đưa ra một số kết luận cơ bản như sau:
- Đa số công chúng được hỏi đều đánh giá khả năng truyền thông của báo điện tử tốt hơn so với báo in
- Những tờ báo có nhiều độc giả được đánh giá tốt hơn về hiệu quả truyền thông mặc dù bản thân tờ báo đó truyền thông chưa tốt. Vietnamnet và Tuổi Trẻ là hai tờ báo truyền thông bài bản và tích cực hơn về các di sản văn hoá phi vật thể nhưng đa số những người được hỏi đều cho rằng Vnexpress mới là tờ báo truyền thông hiệu quả nhất.
- 4 tờ báo được khảo sát mặc dù đã truyền thông về các di sản văn hoá phi vật thể nhưng hiệu quả chưa tốt bởi hoạt động truyền thông thường bị ngắt quãng, không có quá trình liên tục và thiếu sự liên kết giữa các cơ quan báo chí. Điều này khiến thông điệp khi đến với công chúng không theo mong muốn của chủ thể truyền thông và ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận thông điệp của công chúng. Do đó, chưa tạo được sự thích thú cho công chúng, chưa khiến công chúng quan tâm đến di sản văn hoá phi vật thể.
- Ngoài ra, qua các năm từ năm 2003 đến năm 2009, 4 tờ báo gần như không thay đổi cách thức truyền thông về các di sản văn hoá nói chung và di sản văn hoá phi vật thể nói riêng.
Thông qua việc nghiên cứu 4 tờ báo khi truyền thông về các di sản văn hoá phi vật thể và mức độ quan tâm của công chúng đối với các di sản sau khi truyền thông, luận văn cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm cũng như một số phương pháp góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông của báo chí về các sự kiện văn hoá nói chung.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Có thể áp dụng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông đối với các hoạt động truyền thông về di sản văn hoá nói chung và di sản văn hoá phi vật thể nói riêng của các cơ quan báo chí.
- Đồng thời, luận văn mong muốn góp phần đưa các di sản văn hoá của Việt Nam được UNESCO công nhận nhiều hơn thông qua các hoạt động truyền thông của các cơ quan báo chí. Để từ đó, các di sản văn hoá Việt Nam được bảo vệ và gìn giữ đúng cách và tốt hơn.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Chưa có
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Luong Thi Quynh Chi 2. Sex: Female
3. Date of Birth: 10/02/1986
4. Place of Birth: Hanoi
5. Admission decision number: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH, dated 24/10/2008 of the Headmaster of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title:
The issue of communicating four Vietnamese intangible cultural heritages recognized by UNESCO: Hue Royal Court Music; Space of Gong Culture in the Central Highlands of Vietnam; Quan Ho; Ca Tru on Newspaper and Online Newspaper
(Research on The Youth of Ho Chi Minh city Newspaper; Culture and Arts Magazine; Vietnamnet and Vnexpress for the period from 2003 to 2009)
8. Major: Journalism Studies. Code: 60.32.01
9. Supervisors: Associate Professor Dr Nguyen Thi Minh Thai (Working at the Faculty of Journalism and Communication, University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University)
10. Summary of the findings of the thesis:
The thesis researches the communication activity of the four newspapers representing two types of journalism which are Newspaper and Online Newspaper on four Vietnamese intangible cultural heritages recognized by UNESCO. Survey was made on three groups of reader who are likely to have more opportunities in getting access to electronic press: Teachers; Journalists and Officers. Thereby, the thesis provides some basic conclusions as follow:
The majority of people surveyed highly appreciate the Online Newspaper rather than Newspaper in communicating effect.
Newspapers with more readers are better evaluated in communication effect even though they are not good at communication themselves. Vietnamnet and The Youth are more academic and positive in promoting intangible cultural heritages. However, most of the people asked agreed that Vnexpress is the most effective journal in communication field.
Although these four researched newspapers have helped promote the intangible cultural heritages, their communication methods have not been effective because of the uncontinuous activities and the lack of the alignment among press agencies. Therefore, the message being sent to public may not meet exactly the communication subject’s expectation and also, this affects the process of receiving message of the public. As the result, public are not very interested in the intangible cultural heritages.
In addition, for the period from 2003 to 2009, these four newspapers have made no change in their communication method on the cultural heritages in general and intangible cultural heritages in particular.
Through the study of the four newspapers in communicating the intangible cultural heritages and the level of public’s interest the heritages after the communication process, the thesis also draws some lessons as well as methods on how to enhance the effectiveness of mass media communication on cultural events in general.
11. Practical applicability
Applicable in enhancing communication effect on cultural heritages in general and intangible cultural heritages in particular of the press agencies.
Also, the thesis wishes to promote the cultural heritages of Vietnam recognized by UNESCO through the media activities of the press agencies so that the Vietnam cultural heritages are protected and maintained properly and better.
12. Further research directions: Not yet
13. Thesis-related publications: None