TTLV: Khảo sát đặc điểm đoạn thoại trong một số sách dạy Tiếng Việt hiện nay

Thứ tư - 21/09/2011 00:29
Thông tin luận văn "Khảo sát đặc điểm đoạn thoại trong một số sách dạy Tiếng Việt hiện nay" của HVCH Nguyễn Bích Diệp, chuyên ngành Lí luận ngôn ngữ.
Thông tin luận văn "Khảo sát đặc điểm đoạn thoại trong một số sách dạy Tiếng Việt hiện nay" của HVCH Nguyễn Bích Diệp, chuyên ngành Lí luận ngôn ngữ. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Bích Diệp 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 21/11/1979 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/ QĐ -XHNV-KH& SĐH ngày 24/10/2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Tên đề tài luận văn: Khảo sát đặc điểm đoạn thoại trong một số sách dạy Tiếng Việt hiện nay 7. Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ 8. Mã số: 60 22 01 9. Cán bộ hướng dẫn: PGS - TS Nguyễn Văn Chính 10. Tóm tắt các kết luận của luận văn: Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Khái quát cơ sở lí thuyết hội thoại. Chương 2: Khảo sát đặc điểm hội thoại trong một số sách dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài. Chương 3: Thiết kế bài giảng hội thoại Tiếng Việt cho người nước ngoài và đề xuất một số bài hội thoại luyện nói theo chủ đề ở trình độ cơ sở. 1. Thông qua việc tìm hiểu lí thuyết hội thoại, khảo sát đặc điểm hội thoại trong một số sách dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài ở cả hai trình độ cơ sở và nâng cao, luận văn hướng tới những nhận xét cơ bản, khách quan và logic về vấn đề. Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi muốn giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bản chất của hội thoại nói chung cũng như hội thoại trong sách dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài nói riêng. 2. Mục đích chính của luận văn là khảo sát và tìm hiểu về hội thoại trong sách dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài để phát hiện ra được một số đặc điểm cơ bản nhất trong các hội thoại. Thông qua đó, luận văn hướng tới việc thiết kế bài soạn giảng và đề xuất một số bài hội thoại luyện nói Tiếng Việt ở trình độ cơ sở hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài. 3. Từ những kết quả đã nghiên cứu, chúng tôi cũng có những kiến nghị và đề xuất về việc xây dựng cũng như giảng dạy hội thoại Tiếng Việt . Chúng tôi hi vọng, điều này ít nhiều cũng có đóng góp cho sự thành công của việc dạy hội thoại Tiếng Việt và nâng dần vị thế của Tiếng Việt lên một tầm cao mới.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Bich Diep 2. Sex: Female 3. Date of birth: November, 21st 1979 4. Place of birth: Hanoi 5. Admission decision number: 1355/2008 / QĐ - XHNV - KH& SĐH on October, 10th 2008 signed by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University. 6. The thesis title: The survey characteristics of the dialogues in several Vietnamese language texts. 7. Major: Linguistics 8. Code: 60 22 01 9. Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Van Chinh 10. Summary of conclusions of the thesis: Apart from the introduction, conclusion, references and appendixes, this thesis consists of three chapters as follows: Chapter 1: Overview of the conversation theory. Chapter 2: The survey characteristics regarding dialogues in several Vietnamese language texts. Chapter 3: Designing lectures for dialogues in several Vietnamese language texts and proposing some way to create Vietnamese dialogues in order to facilitate the development of speaking skills at the beginning level. 1. Through understanding the theory of conversation, our survey assesses characteristics of the dialogues in Vietnamese language texts at both beginning and advanced levels. Using this method, our thesis gives basic, objective and logical reviews on this issue. Within the thesis, we would like to help readers to better understand the nature of conversation in general, as well as dialogues in Vietnamese language texts in particular. 2. The main purpose of the thesis is to study and explore dialogues in Vietnamese language texts in order to discover some basic characteristics of conversation in general. Through this process, our thesis aims to design improved lectures and to suggest some Vietnamese dialogues at the beginning level as well as to contribute to improving the quality of Vietnamese language teaching. 3. Based on the research results, we also provide recommendations and proposals for creating as well as teaching Vietnamese conversation. We hope that this thesis can contribute to the success and effectiveness of teaching Vietnamese conversation to foreign sudents and can gradually help raise the status of Vietnamese teaching to a new level.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây