Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Văn Chiến
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 19/02/1980
4. Nơi sinh: Hưng Yên
5. Quyết định công nhận học viên số 1845/2005/QĐXHNV – KH và SĐH, ngày 26 tháng 07 năm 2005 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
Đào tạo không tập trung 3năm ( 2005 – 2008)
7. Tên đề tài luận văn: Khảo sát các tác gia Hán Nôm Hưng Yên giai đoạn 1884 - 1919
8. Chuyên ngành: Hán Nôm
9. Mã số: 60.22.40
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học (chức danh khoa học, học vị, họ và tên): PGS.TS Phạm Văn Khoái
11. Tóm tắt các kết quả của luận văn (nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh các kết quả mới, nếu có)
Luận văn đã tổng hợp và lập được danh mục các tác gia Hán Nôm giai đoạn 1884 – 1919 ở Hưng Yên một cách đầy đủ và có tính khái quát cao. Thông qua đó đánh giá được tình hình văn học, văn hoá, lịch sử trên mảnh đất Hưng Yên trong nhiều giai đoạn qua sự khảo sát dòng chảy của di văn Hán Nôm. Từ đó, đưa ra cách nhận thức chung về toàn bộ nền văn học Hưng Yên trong giai đoạn và tạo ra cái nhìn mới cho toàn bộ nền văn học trong nước. Đặc biệt đánh giá đúng đắn hơn về một số nhân vật lịch sử còn nhiều vấn đề tranh luận.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có)
Luận văn là công cụ tra cứu thiết thực về các tác gia Hán Nôm Hưng Yên trong giai đoạn 1884 – 1919, là tư liệu dẫn chứng cho các tác giả chưa thông Hán Nôm có công trình cần tư liệu về văn hoá, văn học, sử học trong giai đoạn này. Đồng thời là công trình cho nhiều di tích dựa vào đó để lập danh mục xếp hạng một cách chính xác.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo
Từ luận văn trên chúng ta có thể đi vào nghiên cứu cụ thể hơn từng tác phẩm của tác gia Hán Nôm Hưng Yên, các nhà khoa bảng Hưng Yên trong giai đoạn này. Từ đó lập nên tổng mục tác phẩm của các tác gia trong cùng giai đoạn. Mở rộng nghiên cứu các tác gia Hán Nôm vùng Sông Hồng giai đoạn 1884 – 1919.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn (liệt kê theo thứ tự thời gian, nếu có)
Vấn đề lịch sử Văn miếu Hưng Yên ( Tạp chí Sử học năm 2005)
Hai bức di bút của Chu Mạnh Trinh tại Phố Hiến ( Thông báo Hán Nôm học năm 2007)
Châm thư đền mây, dấu linh tích của tướng quân Phạm Bạch Hổ ( Tạp chí Hán Nôm 5/2008)
Dấu tích của hội Tao đàn Hưng Yên ( Báo Hưng Yên 8/2008)
Tác giả: i333
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn