Ngôn ngữ
Đến tham dự Hội thảo có PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn (Phó Giám đốc ĐHQGHN), GS. Gauthier (Chủ tịch Hiệp hội Tâm lý học Ứng dụng Quốc tế) cùng các đại biểu, các nhà tâm lý học, đại diện từ 35 quốc gia trên khắp thế giới tham dự.
Hội thảo thu hút được 454 tóm tắt, 148 bài tham luận được in trong ba cuốn kỷ yếu dày 1600 trang, 13 diễn giả chủ chốt (keynote speakers), 13 tiểu ban, 24 phiên làm việc, 5 phiên bàn tròn, và 95 poster trình bày các chủ đề đa dạng khác nhau xoay quanh câu hỏi liên quan đến hạnh phúc, sự khỏe mạnh của con người, sự phát triển bền vững trong những bối cảnh, lĩnh vực, môi trường khác nhau, trong sự đa dạng và biến đổi không ngừng của văn hóa và xã hội.
Sảnh đón tiếp các vị khách quốc tế
Đây là dịp để các nhà tâm lý học Đông Nam Á và quốc tế trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp cho sự phát triển của tâm lý học trong khu vực và quốc tế phù hợp với văn hóa, kinh tế, xã hội, lịch sử của mỗi quốc gia, dân tộc, nhằm làm cho con người hạnh phúc hơn và xã hội có thể phát triển theo hướng ngày càng bền vững.
Hội thảo cũng giúp nâng cao vai trò và tăng cường sự đóng góp của tâm lý học trong đời sống xã hội; nâng cao năng lực cho các nhà tâm lý học Việt Nam nói riêng, khu vực Đông Nam Á nói chung thông qua các khóa tập huấn về các kỹ thuật, phương pháp và lý thuyết nghiên cứu/thực hành tâm lý học hiện đại, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
GS.TS Phạm Quang Minh phát biểu chào mừng hội thảo
Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN cho biết:
“Xã hội càng phát triển thì càng có nhiều vấn đề xã hội mà chúng ta càng phải đối mặt. Để giải quyết những vấn đề đó thì không phải lúc nào cũng có đủ chính sách hay những biện pháp hành chính. Cho dù các biện pháp hành chính có hay đến mấy cũng không thể giải quyết nổi những vấn đề tâm lý xã hội hiện nay.
Để giải quyết những vấn đề như vậy chúng ta cần phải có thêm nhiều nhà tâm lý học chuyên nghiệp, chất lượng, trình độ cao hơn nữa. Do đó, có thể nói, các nhà tâm lý học là “những bác sĩ xã hội” quan trọng nhất để chữa trị những căn bệnh nghiêm trọng nhất của xã hội.
Hội thảo thu hút sự tham gia của các nhà tâm lý học hàng đầu thế giới, đến từ 35 quốc gia
Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam từ trong chiến tranh đã phát triển thành một nước có mức thu nhập trung bình, đã đạt được thành công lớn về phát triển kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề xã hội. Không gỉai quyết được vấn đề thuộc về con người đó thì các giá trị khác cũng trở nên vô nghĩa.
Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do và hạnh phúc”. Kể từ năm 1995, với tư cách là thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam đã cam kết và nỗ lực hết sức để xây dựng cộng đồng ASEAN, cộng đồng vì người dân, và phấn đấu vì một “xã hội đùm bọc””.
“Trong ba năm vừa qua, ngành Tâm lý học là một trong số những lựa chọn hàng đầu của các thí sinh dự thi vào Trường chúng tôi. Tôi hy vọng và tin tưởng rằng sự hợp tác giữa cộng đồng tâm lý học Việt Nam và khu vực và thế giới sẽ được củng cố và tăng cường nhằm xây dựng một thế giới ổn định và thịnh vượng hơn”, GS.TS Phạm Quang Minh chia sẻ.
Các thảo luận đa dạng trong hội thảo đều xoay quanh câu hỏi liên quan đến hạnh phúc, sự khỏe mạnh của con người, sự phát triển bền vững trong những bối cảnh, lĩnh vực, môi trường khác nhau, trong sự đa dạng và biến đổi không ngừng của văn hóa và xã hội.
Đại biểu các nước chụp ảnh lưu niệm tại hội trường nơi diễn ra phiên khai mạc chính thức của hội thảo
Theo Giaoducthoidai.vn
Tác giả: Báo Giáo dục và Thời đại; Ảnh: Thành Long
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn