Ngôn ngữ
PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Nhà trường đang phát biểu tại hội nghị
Mở đầu hội nghị, các đại biểu đã lắng nghe báo cáo về những điểm mới trong công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2016 do PGS.TS Bùi Thành Nam, Trưởng phòng Đào tạo Nhà trường trình bày.
Theo đó, công tác tuyển sinh đại học chính quy của Nhà trường sẽ có một số điểm mới. Cụ thể, năm 2017, Nhà trường sẽ khong tổ chức thi đánh giá năng lực, sử dụng kết quả thi THPT quốc gia 2017 để xét tuyển. Trường ĐHKHXH&NV sẽ sử dụng 04 tổ hợp bài thì/môn thi xét tuyển là (1) Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý - Mã C00; (2) Toán học, Ngữ văn, Ngoại ngữ - Mã D100; (3) Ngữ văn, Ngoại ngữ, KHXH - Mã D101; (4) Toán học, Vật lý, Hóa học - Mã A00.
Trong thời gian từ ngày 1/4 đến ngày 20/4, thí sinh đăng ký THTP Quốc gia và đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng trên cùng 01 phiếu đăng ký thông qua các Sở GD-ĐT. Thí sinh đăng ký xét tuyển không giới hạn số nguyện vọng, số trường nhưng phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất).
Sau khi trúng tuyển và nhập học, thí sinh có cơ hội được tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển vào các chương trình đào tạo chất lượng cao thuộc các ngành Khoa học Quản lý, Lịch sử, Tâm lý học, Ngôn ngữ học, Triết học và Văn học nếu đảm bảo các yêu cầu theo quy định của Trường.
Sau khi học hết năm thứ nhất, sinh viên chính quy các chương trình đào tạo chuẩn có cơ hội học thêm một ngành học thứ hai là một trong các ngành sau: Ngành Báo chí, ngành Đông Phương học (chuyên ngành Korea học, chuyên ngành Nhật bản học), ngành Khoa học Quản lý, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, ngành Quốc tế học và ngành Tâm lý học của Trường ĐHKHXH&NV; ngành Ngôn ngữ Anh, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của Trường ĐH Ngoại ngữ; ngành Luật học của khoa Luật, ĐHQGHN. Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo của cả hai ngành sẽ được nhận hai bằng cử nhân chính quy.
PGS.TS Bùi Thành Nam, Trưởng phòng Đào tạo đang trình bày báo cáo tại hội nghị
TS Phạm Thị Thu Hoa, Phó Trưởng phòng Đào tạo của Nhà trường đã trình bày một số điểmmới trong tổ chức,quản lý đào tạo SĐH của Nhà trường.
Cụ thể, về mảng tuyển sinh sau đại học năm 2017, phương thức đăng ký dự thi trực tuyến qua cổng thông tin tuyển sinh của ĐHQGHN tại địa chỉ http://tssdh.vnu.edu.vn. Thời gian đăng ký từ 8h ngày 27/3/2017 đến 27h ngày 9/4/2017. Thí sinh chỉ cần nghiên cứu thông tin tuyển sinh trên website Nhà trường để biết rõ đối tượng điều kiện có thể tham gia đăng ký dự thi. Riêng đối với Nghiên cứu sinh, ngoài việc đăng ký online trong thời gian nêu trên, thí sinh phải hoàn thành hồ sơ dự tuyển (bản cứng) và nộp trực tiếp về phòng đào tạo (bộ phận tuyển sinh).
Về công tác tổ chức, quản lý cũng có một số điểm điề chỉnh. Theo quy chế 4668, thời gian đào tạo thạc sĩ có thể kéo dài tối thiểu là 1 học kỳ (6 tháng). Việc đăng ký học phần và đề tài luận văn từ sẽ từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm kế tiếp (thay vì đăng ký theo học kỳ). Đề tài và người hướng dẫn luận văn phải được Nhà trường phê duyệt tháng 4 hàng năm. Thời gian bảo lưu kết quả học phần là 3 năm (giảm 2 năm so với trước). Học viên phải trình bày nội dung, kế hoạch nghiên cứu đề tài luận văn chậm nhất 1 tháng sau khi nhận đề tài luận văn (trước đây là 2 tháng). Điểm trung bình chung tích lũy để ra bảo vệ là 2.0 (giảm 0.5 so với trước)…
TS Phạm Thị Thu Hoa, cũng trình bày bản Dự thảo quy chế mới về đào tạo tiến sĩ để xin ý kiến đóng góp của các thầy cô trong hội nghị.
PGS.TS Trịnh Văn Tùng, Trưởng khoa khoa Xã hội học phát biểu ý kiến tại hội nghị
Góp ý về công tác tuyển sinh của Nhà trường, PGS.TS Trịnh Văn Tùng, Trưởng khoa Xã hội học cho rằng, Nhà trường nên tăng cường kinhh phí cho công tác tuyển sinh bởi lẽ chi phí này còn thấp và hiệu quả chưa cao. PGS.TS Trịnh Văn Tùng có đưa ra ví dụ về đơn vị khoa Quốc tế, ĐHGQHN đã tính đến việc đầu tư nguồn kinh phí lớn cho công tác tuyển sinh giúp cho họ tạo ra được nguồn thu hút sinh viên tốt.
Cũng về mảng này, PGS.TS Đào Thanh Trường, Trưởng khoa Khoa học Quản lý cho rằng, Nhà trường nên có những chính sách quan tâm đến công tác hợp tác với các địa phương trong quá trình tuyển sinh. Hiện nay công tác tuyển sinh của Nhà trường đang bị cạnh tranh gay gắt với nhiều đối tác, do đó đòi hỏi sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ trong công tác này.
Đối với hệ vừa học vừa làm, Nhà trường cũng nên có sự linh hoạt hơn trong công tác tuyển sinh. Giảm số lượng chỉ tiêu xuống khoảng 40 sinh viên/lớp. Đồng thời sớm ban hành hướng dẫn về cụ thể về công tác học lại, thi lại của sinh viên hệ này, PGS.TS Đào Thanh Trường chia sẻ.
Về mảng nội dung số lượng hướng dẫn học viên thực hiện luận văn, PGS.TS Trịnh Văn Tùng đề xuất tăng thêm 1 chỉ tiêu cho các chương trình đào tạo thử nghiệm. Đồng thời cũng mong muốn Nhà trường có những hướng dẫn cụ thể tronng công tác đào tạo tiến sĩ về vấn đề hướng dẫn học viên nước ngoài. Nhà trường nên có văn bản ký kết với các đối tác quốc tế về vấn đề thỏa thuận hướng dẫn.
Phát biểu tổng kết phiên làm việc này, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Nhà trường yêu cầu, phòng Đào tạo Nhà trường cần thường xuyên hỗ trợ các đơn vị để sắp xếp lịch trình đào tạo, để quá trình đào tạo diễn ra thuận lợi, hiệu quả.
Về mảng công tác đào tạo SĐH, phòng Đào tạo cần tiếp tục rà soát để cải tiến, đẩy mạnh hoạt động hoạt động này. Theo đó, phòng cầncần lưu ý đến quy trình hướng dẫn đào tạo để đảm bảo bậc thạc sĩ có thể sớm hoàn thành luận văn trong 1,5 năm và tiến sĩ là 3 năm; chặt chẽ trong công tác báo cáo tiến độ của nghiên cứu sinh.
Phòng đào tạo cũng nhanh chóng rà soát cơ chế quản lý học viên cao học và nghiên cứu sinh để giảm yếu tố rườm rà. Cải tiến hoạt động phục vụ hoạt động của SĐH và nghiên cứu sinh theo hướng một cửa. Tiếp tục cải tiến, đổi mới và tinh thần phục vụ - đẩy thành văn hóa phục vụ, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn chia sẻ.
Tác giả: Hoài An
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn