Ngôn ngữ
Phát biểu đề dẫn hội thảo, GS.TS Phạm Quang Minh (Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN) chia sẻ: Trong hai thập kỷ qua, xu hướng toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Tuy vậy, sự tác động của xu hướng này lại đa dạng và không đồng nhất. Toàn cầu hóa ở châu Mỹ sẽ khác với các nước ở châu Á, châu Âu, hay ở châu Úc…
Trong bối cảnh hiện nay, toàn cầu hóa càng diễn tiến mạnh thì thế giới càng có xu hướng phân chia. Đặc biệt, ở một số quốc gia, tình hình diễn ra không giống như xu hướng chủ lưu của toàn cầu hóa.
Thêm vào đó, khái niệm địa phương hóa luôn được nhắc đến trong nhiều nghiên cứu hiện nay. Những vấn đề này đã đặt ra cho các nhà khoa học toàn cầu phải hợp tác, chia sẻ hiểu biết thông qua các công trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nghiên cứu và khoa học xã hội.
GS.TS Phạm Quang Minh phát biểu đề dẫn hội thảo
GS.TS Phạm Quang Minh nhấn mạnh: “Việt Nam hiện nay được đánh giá là một quốc gia diễn ra đồng thời quá trình toàn cầu hóa - địa phương hóa. Từ sau đổi mới đến nay, Việt Nam chứng kiến sự chuyển biến năng động trong tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đây là cơ sở quan trọng, mở đường cho nhiều công trình nghiên cứu về toàn cầu hóa khoa học xã hội hiện nay”.
Với 22 báo cáo được trình bày, các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế sẽ tập trung thảo luận vào một số vấn đề chính như: ứng phó của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đối với toàn cầu hóa; những đánh giá về tác động đa dạng và không đồng nhất của toàn cầu hóa hiện nay;…
GS Mun-Cho Kim thuyết trình về toàn cầu hóa từ góc nhìn xã hội học quốc tế
Là một trường đại học hàng đầu về khoa học xã hội và nhân văn tại Việt Nam, với định hướng phát triển mô hình đại học nghiên cứu, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN luôn là địa chỉ tin cậy, chào đón các giáo sư, các nhà khoa học trong và ngoài nước tới trao đổi, thảo luận và chia sẻ các kết quả nghiên cứu khoa học, góp phần thúc đẩy các nghiên cứu về Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung.
Tác giả: Hoài An
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn