Ngôn ngữ
Bắt đầu làm quen với thư đạo từ năm 5 tuổi, quyết định chính thức theo thư đạo năm 19 tuổi, đến nay thày Miyata Tempu đã đạt được nhiều chứng nhận và giải thưởng cao trong lĩnh vực thư đạo tại Nhật Bản. Ngoài ra, với mong muốn hướng dẫn cho người học một cách bài bản, chuẩn xác kỹ thuật thư đạo ngay từ đầu, thày Miyata Tempu và các cộng sự đã mở các lớp thư đạo cho nhiều đối tượng thuộc các lứa tuổi khác nhau tại trường Bokuan (Mặc Am), Osaka (Nhật Bản).
Đây là lần đầu tiên đến Hà Nội, hai nghệ nhân Nhật Bản đã chọn bộ môn Nhật Bản học là nơi giới thiệu về thư đạo Nhật Bản. Trong giờ học, các bạn sinh viên chuyên ngành Nhật Bản học không chỉ được thầy côhướng dẫn những kiến thức nhập môn của thư đạo như cách sử dụng nghiên mực, mài mực, cách cầm bút, cách viết những nét cơ bản..., mà còn được giải thích về những giá trị tinh thần cốt lõi ẩn chứa trong từng động tác của thư đạo.
Sau buổi học, nghệ nhân Miyata Tempu và nghệ nhân Miyata Youhu chia sẻ: Các bạn sinh viên rất nhiệt tình và nghiêm túc trong giờ học. Chỉ sau hai tiếng, từ chỗ hoàn toàn không biết gì về thư đạo, nhiều bạn đã tiến bộ nhanh, sử dụng đúng kỹ thuật và hoàn thành được tác phẩm của riêng mình. "Giờ học rất vui, thú vị. Em chỉ sợ àm rách tác phẩm của mình" - một sinh viên ngành Nhật Bản học cho biết.
Sau sự kiện này, đại diện Khoa Đông phương học và Bộ môn Nhật Bản và hai nghệ nhân đã trao đổi và quyết định sẽ triển khai thêm nhiều hoạt động hợp tác, giao lưu về văn hoá truyền thống của Nhật Bản trong thời gian tới.
Tác giả: Nguyễn Phương Thúy. Ảnh: Công Minh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn