TTLV: Tác động của truyền thông tới nhận thức và hành vi của người dân về phòng chống tai nạn thương tích và sơ cấp cứu tại cộng đồng

Thứ năm - 23/02/2012 23:53
Thông tin luận văn "Tác động của truyền thông tới nhận thức và hành vi của người dân về phòng chống tai nạn thương tích và sơ cấp cứu tại cộng đồng (nghiên cứu trường hợp thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà)" của HVCH Vũ Ngọc Hoa, chuyên ngành Xã hội học.
Thông tin luận văn "Tác động của truyền thông tới nhận thức và hành vi của người dân về phòng chống tai nạn thương tích và sơ cấp cứu tại cộng đồng (nghiên cứu trường hợp thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà)" của HVCH Vũ Ngọc Hoa, chuyên ngành Xã hội học. 1. Họ và tên học viên: Vũ Ngọc Hoa 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 15/06/1983 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định công nhận học viên số2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 02/11/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không 7. Tên đề tài luận văn: «Tác động của truyền thông tới nhận thức và hành vi của người dân về phòng chống tai nạn thương tích và sơ cấp cứu tại cộng đồng (nghiên cứu trường hợp thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà)» 8. Chuyên ngành: Xã hội học ; Mã số: 60.31.30 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa – Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Tai nạn thương tích ở Việt Nam là một vấn đề nghiêm trọng, hầu hết xảy ra ở tuổi vị thành niên và độ tuổi lao động, điều đó gây tác hại rất lớn, không chỉ cho cá nhân, gia đình mà còn cho toàn xã hội. Vì vậy, việc giảm thiểu các vụ tai nạn thương tích, tác hại của tai nạn thương tích, cũng như các trường hợp tử vong là rất cần thiết. Để thực hiện mục tiêu đó, việc tăng cường nhận thức và hành vi của mỗi người dân có tầm quan trọng đặc biệt và con đường hữu hiệu nhất để thực hiện mục tiêu trên là sử dụng tích cực, hiệu quả các phương thức truyền thông. Trong các nguyên nhân gây tai nạn thương tích cũng như việc phòng tránh tai nạn thương tích, nguyên nhân chính vẫn là tâm lí, ý thức chủ quan chưa coi trọng vấn đề. Qua khảo sát, hầu hết các gia đình đều thiếu ý thức chủ động trong việc phòng chống tai nạn thương tích, mà chỉ đến khi tai nạn xảy ra mới quan tâm khắc phục. Một số người dân có ý thức về TNTT nhưng không biết cách thức phòng tránh như thế nào nên đã không thực hiện các biện pháp phòng tránh. Vì vậy, điểm mấu chốt của hoạt động truyền thông là thay đổi nhận thức, hành vi thiếu an toàn của người dân đồng thời tăng cường hiểu biết của người dân về các biện pháp phòng tránh, sơ cấp cứu kịp thời, khắc phục hậu quả sau tai nạn. Từ đó hình thành nên một ý thức, một thói quen về an toàn cho người dân và cộng đồng. Khảo sát, so sánh kết quả tác động của truyền thông qua số liệu trước khi được truyền thông và sau khi được truyền thông cho thấy tác động tích cực của truyền thông đối với nhận thức và hành vi của người dân đối với vấn đề PCTNTT và SCC. Nhận thức về TNTT, cách phòng tránh và SCC sau truyền thông đều có chỉ số cao, ý thức của người dân về PCTNTT và kiến thức, khả năng thực hiện sơ cấp cứu cho nạn nhân đều được nâng cao. Các phương thức truyền thông như truyền hình, đài, báo, loa phường, bảng tin phường, qua truyền thông viên … đều có tác dụng tích cực đến nhận thức và hành vi của người dân. Song mỗi một phương thức truyền thông lại có những ưu thế nhất định. Qua khảo sát nghiên cứu cho thấy hiệu quả nhất là truyền thông liên cá nhân, kế đến là truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, đài, báo …) và cuối cùng là hệ thống truyền thông địa phương như loa phường, bản tin thông báo. Theo WHO, tai nạn thương tích không phải là không phòng tránh được. Kinh nghiệm cho thấy rằng TNTT có thể phòng chống hay ít nhất cũng có thể kiểm soát được. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, luận văn đã đề xuất một số khuyến nghị để các hoạt động truyền thông đạt được hiệu quả cao và bền vững hơn.
1. Full name : Vu Ngoc Hoa 2. Sex: female 3. Date of birth: 15/06/1983 4. Place of birth: Hanoi 5. Admission decision number: 2551/2007/QD-XHNV-KH Dated on November 2nd 2007 by the Headmaster of Hanoi National University of Humanity and Social Science. 6. Changes in academic process: no change 7. Official thesis title: Communication impact on people’s awareness and behaviours of injury prevention and first aid in community (case study on Nha Trang city, Khanh Hoa province) 8. Major: Sociology 9. Code: 60.31.30 10. Supervisors: PhD. Nguyen Thi Kim Hoa, Sociology Faculty - College of Social Sciences and Humanities. 11. Summary of the findings of the thesis: Injury is a serious problem in Vietnam, mostly happen at teenagers and people at labour age. This causes serious consequence, not only for individuals, families but the whole society. Therefore, it is necessary to reduce injury cases and their damage. To achieve that aim, it is specially important to increase awareness and behaviours of the people and the most effective way is actively use of communication media. Of all causes to injuries and injury prevention, the main one is subjective thinking of the people. After survey, most families are lack of active awareness of injury prevention, they only care when accidents happen. Some people who are aware of the issue but did not know how to prevent and consequently, they did not use prevention practices. Therefore, the most important issue of the communication is to change awareness, danger behaviours of the people and increase their awareness of prevention and first aid practices. So that they can form safe habits for themselves and community. The results of pre and post communication show the positive impact of communication to the awareness and behaviours of people towards issues of injury prevention and first aid. The post – communication awareness of injury prevention, first aid is at higher level, the people’s knowledge and awareness has been increased. Communication media such as television, radio, newspapers, local speakers and bulletins, communication by local communicators ... all have positive impact on people’s awareness and behaviours. Each medium, however, has its own advantages. The research points out that the inter-personal communication is the most effective medium, followed by mass media (television, radio, newspapers) and last is the local communication system like local speakers and bulletins. According to WHO, injury is preventable. Working experiences shows that injury can be prevented or controlled. Base on research results, the thesis provides essential suggestions for communication activities to get effective and sustainable results.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây