TTLV: Các hình thức “bừng ngộ” trong tập truyện Người Dublin của J.Joyce

Thứ hai - 13/10/2014 23:35

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: TÔ THỊ THANH HUYỀN;               2. Giới tính: nữ

3. Ngày sinh: 27/ 6/ 1989

4. Nơi sinh: Minh Tân – Phú Xuyên – Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 24/QĐ-SĐH, ngày 04 tháng 01 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: chuyển cơ sở đào tạo từ trường Đại học Sư phạm Hà Nội sang trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn vào ngày 04/ 01/ 2013.

7. Tên đề tài luận văn:

Các hình thức “bừng ngộ” trong tập truyện Người Dublin của J.Joyce

8. Chuyên ngành: Văn học nước ngoài;                                Mã số: 60 22 02 45

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Duy Hiệp – Giảng viên Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Ở Việt Nam, Người Dublin của Joyce chưa được nghiên cứu nhiều, đặc biệt là vấn đề về sự “bừng ngộ”. Luận văn nghiên cứu về các hình thức “bừng ngộ” trong tập Người Dublin.

Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Tư liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Minh định thuật ngữ “bừng ngộ” (epiphany) trong Người Dublin

Từ việc tìm hiểu sự đa dạng về ngữ nghĩa của từ “epiphany” trong tôn giáo và văn học nghệ thuật, luận văn đi đến khẳng định: thuật ngữ “epiphany” trong Người Dublin mang nghĩa là “bừng ngộ”. Đó là sự biểu hiện về mặt tinh thần, nhận thức, hay thức tỉnh về mặt tâm hồn, về cuộc đời, bất ngờ hiểu, chợt phát hiện ra bản chất hoặc ý nghĩa của một điều gì đó, của một ai đó. Chủ đề bao trùm của sự “bừng ngộ” trong Người Dublin chính là trạng thái tê liệt, trì trệ không lối thoát của các nhân vật. Sự “bừng ngộ” là cơ sở hình thành nên nội dung truyện ngắn của Joyce chứ không phải là yếu tố cốt truyện.

Chương 2: Các mô típ “bừng ngộ” trong Người Dublin

Luận văn chỉ ra và phân tích 3 mô típ “bừng ngộ” chủ yếu: “bừng ngộ” về “cái tôi”, “bừng ngộ” về dân tộc, “bừng ngộ” về tôn giáo.

Chương 3: Nghệ thuật xây dựng sự “bừng ngộ” trong Người Dublin

Hình dạng mê cung vòng tròn và màu sắc thu, đông của Dublin chính là một trong các phương diện giúp người đọc “bừng ngộ” về trạng thái tê liệt của xã hội Dublin. Hình dạng mê cung vòng tròn được tạo lập từ thời gian đêm tối, từ không gian những con đường uốn khúc của Dublin; từ tính chất lặp đi lặp lại trong hoạt động của con người; từ những mong muốn, khát khao không thể thực hiện được của nhân vật...

Sự đụng độ của thị giác và thính giác chính là cơ chế giúp nhân vật có những khoảnh khắc “bừng ngộ” đáng quý trong cuộc đời tê liệt.

Tập truyện có một số biểu tượng âm thanh, cửa sổ, tranh, ảnh và gương giúp nhân vật và người đọc có được sự “bừng ngộ”.

Luận văn là một trong các hướng nghiên cứu về giá trị nội dung và nghệ thuật trong Người Dublin của Joyce.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: TO THI THANH HUYEN        2. Sex: female

3. Date of birth: 06/27/1989                           4. Place of birth: Ha Noi

5. Admission decision number: 24/QĐ-SĐH                    Dated: 01/04/2013

6. Changes in academic process: transition from Ha Noi University of Education to University of Social Sciences and Humanities on 01/ 04/ 2013

7. Official thesis title: The forms of “epiphany” in J.Joyce’s Dubliners colection.

8. Major: Foreign literature                            9. Code: 60 22 02 45

10. Supervisors: PGS.TS DAO DUY HIEP

11. Summary of the findings of the thesis:

In Vietnam, Joyce's Dubliners have not been studied much, especially the issue of the “epiphany”. This thesis studies the forms of “epiphany” in Dubliners.

Apart from the Table of Contents, Introduction, References, the thesis includes three chapters:

Chapter 1: Introduction the term “epiphany” in Dubliners

From understanding the variety of the semantics of the word “epiphany” on religious and art, the thesis confirmes that: the term “epiphany” in Dubliners is describing the emotional, cognitive and spiritual awakening, the life, suddenly understand, suddenly discovered the essence or meaning of something, someone. Overall theme of “epiphany” is paralysis, stagnation not escape of the characters. The “epiphany” is the base form contents Dubliner’s Joyce rather than plot elements.

Chapter 2: The motifs “epiphany” in Dubliners

This thesis points out and analyzes three major motifs: “epiphany” to “ego”, “epiphany” to the nation, “epiphany” to religion.

Chapter 3: The art of building “epiphany” in Dubliners

The circle maze shape and colors of the autumn and winter in Dublin help readers “epiphany” about the paralysis of society Dublin. The circle maze shape is made up from the darkness, from meandering streets of Dublin; from the repetitive characteristics in activities of pepople; from the wishes, desires that can not be done of characters.

The clash of visual and auditory is mechanism for the moment precious “epiphany” in characters’ life.

The stories collection has some icons: sounds, windows, paintings, photographs and mirrors which help characters and the readers “epiphany”.

This thesis is one of the researchs the value content and art in Joyce's Dubliners.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây