TTLV: Nghiên cứu sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ ở cha mẹ Hà Nội

Thứ hai - 13/10/2014 04:50

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Hòa                                      2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 30/04/1986

4. Nơi sinh: Ba Vì- Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/QĐ-XHNV-HK&SĐH Ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ ở cha mẹ Hà Nội

8. Chuyên ngành: Tâm lý học; Mã số: 60 31 80

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Văn Thị Kim Cúc, Khoa Tâm lý học trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

            Khái quát quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ ở cha mẹ Hà Nội, tác giả rút ra một số kết luận sau:

            - Về nghiên cứu lý luận

+ Đưa ra được hệ thống khái niệm cho đề tài: Khái niệm thích ứng; thích ứng với hoàn cảnh có con; thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ;

+ Những biểu hiện thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ ở cha mẹ  được chúng tôi xem xét đánh giá ở ba khía cạnh: nhận thức, thái độ- cảm xúc và hành vi. Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau tạo nên quá trình thích ứng với các mức độ đa dạng ở cha mẹ. Thích ứng tâm lý xã hội với hoàn cảnh có con tự kỷ ở cha mẹ cũng được biểu hiện ở ba khía cạnh: Nhận thức, thái độ- cảm xúc- hành vi;

+ Có rất nhiều yếu tố tác động lên quá trình thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỉ ở cha mẹ. Có hai nhóm yếu tố chính: yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Sự ảnh hưởng của các yếu tố cũng làm cho quá trình thích ứng nhanh chậm khác nhau, tích cực và tiêu cực.

- Về nghiên cứu thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu thực tiễn chỉ ra rằng:

+ Phần lớn sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỉ ở cha mẹ Hà Nội là trung bình. Có một số cha mẹ khó thích ứng và có một số thì thích ứng tốt với hoàn cảnh có con tự kỉ.

+ Quá trình thích ứng ở mặt nhận thức tương đối chủ động.

+ Quá trình thích ứng thái độ- cảm xúc cũng mang tính tích cực, phần lớn các cha mẹ thích ứng ở mức trung bình. Một số cha mẹ thích ứng tốt.

+ Quá trình thích ứng về mặt hành vi là gây khó khăn nhiều cho các cha mẹ, họ tỏ ra thích ứng chậm và có khi là thích ứng thấp.

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ rất đa dạng: học vấn, khả năng chịu đựng áp lực, sự hy vọng và mong đợi về đứa con, giới tính của trẻ, tuổi tác…..

+ Tóm lại, tác giả đã chứng minh được giả thuyết đưa ra từ đầu là đúng.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Nghiên cứu sự thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ ở cha mẹ nhằm chỉ ra sự thích ứng của họ với hoàn cảnh của mình. Đồng thời xác định những yếu tố gây ảnh hưởng lên quá trình thích ứng đó. Từ đó có những giải pháp hỗ trợ cho cha mẹ để họ thích ứng tốt hơn. Đồng thời có những kiến nghị về phía những người cùng cảnh ngộ, phía cộng đồng xã hội để có những chia sẻ, giúp đỡ cho các cha mẹ có con tự kỷ;

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

            Trong thời gian tới chùng tôi tiếp tục mở rộng nghiên cứu với nội dung sau:

            - Mở rộng phạm vi nghiên cứu đối với khách thể là trẻ tự kỷ trên địa bàn khác thành phố Hà Nội;

            - Nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố tác động, qua đó đưa ra các kiến nghị tốt hơn nhằm khắc phục những điểm còn yếu kém trong quá trình thích ứng với hoàn cảnh có con tự kỷ ở cha mẹ nhằm giúp quá trình thích ứng xã hội tốt hơn.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: chưa có

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Pham Thi Hoa                                       2. Sex: women

3. Date of birth: 30th  April, 1986                       4. Place of  birth: Ha Noi province

5. Admission decision number: 1528/QD-XHNV-KH & SDH, Dated October 14, 2009 the Rector of the University of Social Sciences and Humanities

6. Changes in academic process:

 7. Official thesis title: Study adaptation circumstances of the parents autistic children in Ha Noi

8. Major: Psychology.. Code: 60 31 80

  1. . Supervisors: Asso.Prof., PhD Van Thi Kim Cuc, Psychology Faculty, University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi.

10. Summary of the findings of the thesis:

Eneralizing study the theoretical and practical adaptation to the circumstances that autistic children the parents in Hanoi, the author draws the following conclusions:

  • - For theoretical research.

+ Provide system concept for the theme: adaptive concept; adapt to the circumstances with children ; adapt to situations with autism;

+ These expressions there adapt to with circumstances in the parents autistic children are our review in three aspects: cognitive, emotional-  attitude and behavior. These factors interact with each other creating processes to adapt to the diversity of their parents. Psychosocial  adaptation to the circumstances of the parents autistic children are also manifested in three aspects: Cognitive, emotional-  attitude, behavioral.

+ There are many factors that impact on the process of adaptation to the circumstances of the parents autistic children. There are two main groups of factors: objective factors and subjective factors. The influence of these factors also make the process of adaptation at different rates, positive and negative.

  • For practical research:

Practical research’s results showed that:

+ Much of the adaptation with the circumstances of the parents there  autistic children in Hanoi is average. There are some parents there difficulty adapting and some are well adapted to the situation there autistic children.

+ The process of adaptation is relatively proactive in cognitively.

+ Process adaptive emotional- attitude  also positive, the majority of parents adaptive is average. Some parents adapt well.

+ The process of adaptation in terms of behavior is more difficult for the parents, they proved slow to adapt and adapt when is low.

+ Factors affecting the process of adapting to circumstances child with autism is very diverse: education, tolerance to stress, the hopes and expectations of the child, the child's sex, age ... ..

+ In summary, the authors proved the hypothesis given from the beginning are true.

11. Practical applicability, if any:      

Research on adaptation to the circumstances of the parents autistic children to address their adaptation to their circumstances. At the same time determine the factors influencing this process of adaptation. From which the solution for parents to support them adapt better. Simultaneously there the recommendations of the peer, the social community for the sharing, help for parents of children with autism;

12. Further research directions, if any:

While we continue to expand the study with the following contents:

+ Expand the scope of research to be children with autism living in other localities of Hanoi;

+ Further research on the impact factors, which make better recommendations to overcome the weak points in the process to adapt to the circumstances of the parents autistic children to help adaptation better society.

13. Thesis-related publications: does not have

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây