TTLV: Can thiệp tâm lý cho một trẻ vị thành niên có sang chấn tâm lý

Thứ năm - 22/04/2021 03:07
1. Họ và tên học viên: Lê Thị Thanh Hương                              2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 01/05/1986
4. Nơi sinh: Hoẳng Đức – Hoằng Hóa – Thanh Hóa.
5. Quyết định công nhận học viên số:     1765  /QĐ-XHNV-ĐT, ngày 28 tháng 6  năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Can thiệp tâm lý cho một trẻ vị thành niên có sang chấn tâm lý.
8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng                   Mã số: 8310401.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Can thiệp tâm lý cho một trường hợp trẻ vị thành niên có sang chấn tâm lý đã mang lại những hiệu quả nhất định. Với việc vận dụng thành công các liệu pháp tâm lý như chú tâm, trị liệu nhận thức hành vi, than chủ đã có những thay đổi tích cực trong nhận thức, cảm xúc và hành vi.
Về nhận thức, thân chủ có suy nghĩ tích cực về bản thân như mình mạnh mẽ, cởi mở, tình cảm, biết bảo vệ bản thân, hay động viên mọi người, giúp đỡ người khác. Thân chủ biết chủ động đề xuất mong muốn của bản thân và quan tâm tới người thân. Thân chủ cảm thấy cuộc sống có những không gian an toàn và mình được bảo vệ.
            Về cảm xúc, thân chủ cảm thấy tự tin hơn về bản thân. Thân chủ cảm thấy hạnh phúc trong các mối quan hệ với nhân viên công tác xã hội, với bà, với bạn bè, cô giáo và các chị tập cùng lớp võ, lớp yoga. Thân chủ biết cân bằng cảm xúc và có các hoạt động thư giãn, giải trí phù hợp để tăng cường cảm xúc tích cực như đọc sách, trò chuyện với người thân thiết, bạn bè, nghe nhạc, đi dạo, chú tâm.
            Về hành vi, thân chủ chủ động chăm sóc bản thân, đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Thân chủ đi học đều trên lớp. Thân chủ được cô giáo khen về thành tích học tập và rất tự hào về bản thân. Thân chủ duy trì các hoạt động thể thao, hoạt động nghệ thuật vẽ. Thân chủ chủ động chăm sóc các em bé nhỏ tuổi hơn, giúp đỡ các bạn khuyết tật ở lớp.
            Về mối quan hệ gia đình-xã hội, thân chủ duy trì mối quan hệ an toàn, tích cực với bà, với giáo viên, nhân viên xã hội, bạn học. Thân chủ chủ động kết bạn và biết động viên các bạn.
Về hoạt động chức năng: Thân chủ chú ý chăm sóc bản thân và có các hoạt động thư giãn hàng ngày. Thân chủ không còn những biểu hiện giật mình khi đi ngủ, ngủ ngon giấc và tăng cân. Thân chủ trở lại trường học, đi học thường xuyên, đều đặn.
11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:
            Với những kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực hành trên một ca lâm sàng, luận văn đã trình bày tổng quan một ca lâm sàng liên quan đến việc vận dụng kết hợp các liệu pháp tâm lý để can thiệp cho một trường hợp trẻ vị thành niên có sang chấn tâm lý. Từ đó, nhận thấy hiệu quả của việc vận dụng, kết hợp liệu pháp tâm lý trong việc can thiệp cho người có sang chấn tâm lý. Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm, vận dụng, kết hợp các liệu pháp tâm lý trong thực hành can thiệp tâm lý cho người có sang chấn tâm lý.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:  Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION OF MASTER’S THESIS

1. Full name: Le Thi Thanh Huong                          2. Sex: Female
3. Date of birth: May 1st 1986                                    
4. Place of birth: Hoang Duc – Hoang Hoa – Thanh Hoa
5. Decision of student recognition No:   1765/2018/QĐ-XHNV-ĐT, dated June 28, 2018 of the Director of University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in training course: None                                                             
7. Official thesis title: Psychological intervention for
8. Major:  Clinical psychology                             Code: 8310401.02
9. Supervisors: Asoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Minh Hang
10. Summary of the the findings ò the thesis:
Psychological intervention for a teen with trauma has had certain effects. With the successful application of psychological therapies such as focus, cognitive-behavioral therapy, there have been positive changes in perception, emotions, and behavior.
In terms of awareness, the client has positive thoughts about himself such as being strong, open, affectionate, protective, or encouraging people and helping others. The client proactively proposes his own wishes and cares about his loved one. The client feels that life has safe spaces and he is protected.
Emotionally, the client feels more confident about himself. The client feel happy in their relationships with social workers, with grandma, with friends, with teachers, and with sisters who practice martial arts and yoga classes. The clients know how to balance their emotions and have relaxing and entertaining activities suitable to enhance positive emotions such as reading, chatting with loved ones, friends, listening to music, taking walks, and paying attention.
In terms of behavior, the client actively takes care of himself, and goes to bed and wakes up on time. The client attends school regularly. The client was praised by the teacher for his academic achievement and very proud of himself. The client maintains sports activities, art activities. The client proactively takes care of younger babies, helps people with disabilities in class.
Regarding family-social relationships, the client maintains a safe, positive relationship with her, with teachers, social workers, and classmates. The client proactively makes friends and encourages you.
Functional activities: The client pays attention to himself and has relaxing activities every day. The client no longer shows startling symptoms when he sleeps, sleeps well, and gains weight. The client returns to school, attending school regularly and regularly.
11. Practical applicability:
            With the results obtained from the process of theoretical and practical research on a clinical case, the thesis presents an overview of a clinical case involving the use of a combination of psychological therapies to intervene for a case of a minor with trauma. Since then, realize the effectiveness of applying, combining psychotherapy in interventions for people with psychological trauma. On that basis, learn from experience, apply and combine psychological therapies in psychological intervention practice for people with psychological trauma.
12. Further research directions:  None
13. Thesis-related publications: None

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây