TTLV: Ứng phó với căng thẳng trong hoạt động học tập của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I

Chủ nhật - 18/04/2021 21:38
1. Họ và tên học viên: Đặng Thị Thu Trang                               2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 03/03/1992
4. Nơi sinh: Xã Văn Phú, Thành Phố Yên Bái, Tỉnh Yên Bái
5. Quyết định công nhận học viên số: 3058/2018/QĐ-XHNV-ĐT, ngày 24 tháng 10 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Ứng phó với căng thẳng trong hoạt động học tập của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I
8. Chuyên ngành: Tâm lý học                  Mã số: 8310401.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Thị Linh
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Về mặt lý luận:
Ứng phó với căng thẳng trong hoạt động học tập của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I là những nỗ lực liên tục thay đổi nhận thức và hành động của học viên nhằm giải quyết những trạng thái cảm xúc không thoải mái, vượt quá mức chịu đựng nảy sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm để trở thành người Công an nhân dân.
Các nghiên cứu đã đưa ra các cách phân chia khác nhau về chiến lược ứng phó. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đồng thuận với cách chia chiến lược ứng phó với căng thẳng trong hoạt động học tập của học viên thành 3 loại dựa trên Thang đo chiến lược ứng phó với căng thẳng trong học tập (ACSS) của Jeremy R. Sullivan (2010). Theo đó, 3 chiến lược ứng phó được xem xét là: Ứng phó tập trung giải quyết vấn đề; Ứng phó tránh né; Ứng phó tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng chiến lược ứng phó với căng thẳng trong hoạt động học tập, rèn luyện của học viên, như: lòng tự trọng, niềm tin, tinh thần lạc quan, giới tính, kinh nghiệm, độ tuổi, gia đình, động cơ học tập, mối quan hệ với mọi người, những tình huống gây căng thẳng và nhiều yếu tố khác... Tuy nhiên trong khuôn khổ của nghiên cứu này, luận văn tập trung khảo sát 03 yếu tố: lòng tự trọng, niềm tin vào cái tôi hiệu quả và mối quan hệ của học viên với giáo viên chủ nhiệm
Về mặt thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I có mức độ cẳng thẳng ở mức cao, chiến lược được học viên sử dụng nhiều nhất khi gặp phải căng thẳng trong hoạt động học tập là chiến lược ứng phó tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội, ít được sử dụng hơn cả là ứng phó tập trung giải quyết vấn đề.
Bên cạnh đó, nghiên cứu làm rõ các yếu tố có liên quan đến sự lựa chọn chiến lược ứng phó với căng thẳng trong hoạt động của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I. Kết quả thu được cho thấy các yếu tố liên quan có sự tương quan thuận với chiến lược ứng phó tập trung giải quyết vấn đề và ứng phó tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội; tương quan nghịch với chiến lược ứng phó tránh né.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Với những kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã tổng quan được thực trạng mức độ sử dụng cũng như các yếu tố có liên quan đến sự lựa chọn chiến lược ứng phó với cẳng thẳng trong hoạt động học tập của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I.
Luận văn đã đưa ra một số kiến nghị với nhà trường, giáo viên để có thể giúp học viên ứng phó được với những căng thẳng gặp phải trong hoạt động học tập diễn ra khi đang học tập trong môi trường đặc thù của nhà trường. Nhằm từng bước nâng cao chất lượng, kết quả học tập của học viên. Đồng thời đảm bảo kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực hành nghề sau khi ra trường của học viên.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:  Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION OF MASTER’S THESIS

1. Full name: Dang Thi Thu Trang                         2. Sex: Female
3. Date of birth: March 3, 1992
4. Place of birth: Van Phu, Yen Bai, Yen Bai
5. Decision of student recognition No: 3058/2018/QĐ-XHNV-ĐT, dated October 24, 2018 of the Director of University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in training course: No                                                             
7. Official thesis title: Coping with academic’s stress of students of the People's Police College 1
8. Major:  Psychology                                Code: 8310401.01
9. Supervisors: Prof. Dr. Trinh Thi Linh
10. Summary of the findings of the thesis:
Point of theory view:
   In order to cope with stresses in the academic activities of students in the People's Police College I, efforts are being made to continuously change the perception and action of the students in order to deal with extremely uncomfortable emotional states arising in the process of acquiring knowledge and experience to become the People's Public Security Forces.
    Studies have indicated different ways of classification as regards the response strategy. In this study, we agree on how to classify students' strategies to cope with academic stress into three categories based on Jeremy R's Strategic Stress Response Scale (ACSS). Sullivan (2010). Accordingly, 3 response strategies are considered: Responding by focusing on solving problems; Respond through avoidance; Respond by looking for social support.
  There are many factors that affect students' use of stress- responding strategies in academic activities, such as: self-esteem, beliefs, optimism, gender, experience, and age, family, learning motivation, inter-relationships, stressful situations and numerous other factors ... However, in the framework of this study, the thesis focuses on examining three factors: self-esteem, effective belief in egos and the relationship between the homeroom teacher and the students.
In practical terms:
    The research results indicated that students of the People's Police College I are put under a high level of stress, the most commonly adopted strategy of students when facing stresses in academic activities is seeking social support, while responding through avoidance was less offen used.
     Besides, the study clarified the factors related to the choice of strategies to cope with stress in the academic activities of the People's Police College I's students. The results showed that the related factors are positively correlated with the coping strategy focused on problem solving and seeking social support; inversely correlated with responding through avoidance.
11. Practical applicability in practice:
  With the results obtained from the theoretical and practical research process, the dissertation has synthesized the current status of usage, together with factors related to strategic choices to cope with stress in the academic activities of the People's Police College 1's students.
   The thesis has given a number of recommendations for the school and teachers to help students cope with the stresses encountered in academic activities during their learning process of this particular school environment in order to gradually improve the quality and learning results of students and parallelly ensure knowledge, skills and professional practical experiences for trainees after graduation.
12. Further research directions:  No
13. Thesis-related publications: No

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây