TTLV: Căng thẳng tâm lý ở học sinh lớp 12 trước kỳ thi THPT Quốc gia

Thứ tư - 06/09/2017 22:34

   THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Thái Phương Linh   

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 13/05/1992

4. Nơi sinh: Hà Nội.

5. Quyết định công nhận học viên số: 3683/2015/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Căng thẳng tâm lý ở học sinh lớp 12 trước kỳ thi THPT Quốc gia.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học                  Mã số: 60.31.04.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thu Hương

10. Tóm tắt các kết quả ở luận văn:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về căng thẳng ở học sinh lớp 12 trước kỳ thi THPT Quốc gia, đề tài nghiên cứu căng thẳng ở học sinh lớp 12 trước kỳ thi THPT Quốc gia trên các mặt biểu hiện ở căng thẳng thông qua các cảm xúc tiêu cực lo lắng, chán nản; phân tích cách ứng phó ở học sinh lớp 12 với căng thẳng cũng như một số yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng ở học sinh lớp 12 trước kỳ thi THPT Quốc gia.

Mức độ biểu hiện lo lắng, chán nản ở học sinh lớp 12 gia tăng theo thời gian: càng gần kì thi các em càng lo lắng và chán nản. Khi đối phó với những cảm xúc tiêu cực ấy, đa phần các em sử dụng các cách ứng phó tích cực hoặc lảng tránh nhưng vẫn có một số nhỏ các em lại sử dụng những cách ứng phó tiêu cực.

Sự hỗ trợ ở cha mẹ, thầy cô, bạn bè có ảnh hưởng tới căng thẳng ở học sinh lớp 12 trước kì thi THPT Quốc gia. Khi có sự quan tâm ở cha mẹ, thầy cô các em có sử dụng nhiều những cách ứng phó tích cực hơn nhưng sự quan tâm ấy lại làm các biểu hiện ở các cảm xúc tiêu cực tăng lên.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu ở luận văn là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với các giáo viên, phụ huynh, các nhà giáo dục cũng như các nhà tâm lý về căng thẳng ở học sinh lớp 12 trước kỳ thi THPT Quốc gia.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nếu có điều kiện và thời gian, chúng tôi mong  muốn tiếp tục nghiên cứu đề tài về Rối loạn cảm xúc của học sinh lớp 12 trước kỳ thi THPT Quốc gia.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

 

INFORMATION OF MASTER’S THESIS

1. Full name: Thai Phuong Linh                            2. Gender: Female

3. Date of birth: 13th May 1992                            4. Place of birth: Ha Noi

5. Decision of student recognition No.: 3683/2015/QD-XHNV-SDH on December 31st 2015 of the Principal of University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in training course: None                                                               

7. Official thesis title: Stress of grade twelve students before the national higher secondary examination.

8. Major: Psychology                                               Code: 60.31.04.01

9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Tran Thu Huong

10. Summary of the theses results:

Grounded on practical and theoritical researches about the stress which is experienced by grade twelve students before the national higher secondary examination, this thesis dwelves on many subjects such as students’ anxiety, lack of motivation, methods to deal with stress and factors which affect stress.

The level of stress and despondency in terms of outward expression increases with time: the less time students have until the exam, the more stress students experience. When dealing with such negative emotions,  most students adopt an optimistic approach or avoidance; however, there is still a small number of students handling stress with a negative attitude.

The support of parents, teachers and friends proves to have a significant impact on the stress undergone by grade twelve students. When there is more support and attention from parents and teachers, students tend to adopt a positive approach to stress; however, the same attention can also intensify the negative emotions relating to stress.

11. Practical applicability:

The result of this thesis is an useful reference for high school teachers, parents, educators and psychologists who focus on the stress undergone by grade twelve students.

12. Further research directions, if any:

If there is a favorable condition and sufficient amount of time, we would like to continue looking further into emotional abnormality of grade twelve students before the national higher secondary examination.

13. Thesis-related publications:

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây