TTLV: Khảo sát chuyển dịch từ ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt sang tiếng Anh

Thứ sáu - 18/08/2017 03:35

   THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Lê Thị Thanh Tình                 

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 24/10/1992

4. Nơi sinh: Bột Xuyên – Mỹ Đức – Hà Nội

5. Quyết định công nhận học viên số: 3683/2015/QĐ-XHNV-SĐH. Ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Khảo sát chuyển dịch từ ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt sang tiếng Anh.

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                Mã số: 60.22.02.40

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Anh Thi

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Với kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy về mặt cấu tạo các từ ngữ rau củ quả trong tiếng Việt, có thể nói là tương đối đơn giản. Tất cả các từ này đều cùng một từ loại (danh từ) và có cùng một chức năng cơ bản là định danh. Chính vì thế về mặt cấu tạo từ, các từ này không có những tổ hợp phức tạp, khó phân tích như với một số đơn vị ngôn ngữ khác trong hệ thống từ vựng tiếng Việt.

Qua đó, chúng tôi thấy một số từ ngữ chỉ rau củ quả khi được chuyển dịch sang tiếng Anh đã đảm bảo được sự tương đương về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa. Về ngữ pháp, các từ ở ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích đều cùng một từ loại (danh từ). Về ngữ nghĩa, từng cặp tương đương một đều được dùng để chỉ một loại rau củ quả nào đó. Và cũng có khá nhiều trường hợp bỏ qua đặc trưng định danh không dịch. Điều này có lẽ do từ ngữ chỉ rau củ quả trong tiếng Việt có đặc trưng định danh đặc biệt nên không thể chuyển dịch sang tiếng Anh. Và nó cũng cho thấy sự khó khăn khi thực hiện chuyển dịch cũng như nghiên cứu đối chiếu giữa hai ngôn ngữ. Điều này càng được thấy rõ khi khảo sát cứ liệu văn học.

Qua khảo sát cứ liệu văn học, chúng tôi nhận thấy hầu hết các từ được sử dụng trong tiểu thuyết văn học “Thời xa vắng” đều là các từ ngữ rau củ quả thân thuộc và gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên, khi chuyển dịch sang tiếng Anh thì khảo sát dịch tiểu thuyết đã chứng minh phần nào cho việc gặp khó khăn khi khảo sát dịch định danh đó là: dịch giả có khi bỏ qua hoặc thay đổi định danh so với ngôn ngữ đích, phần nhiều lí do là chính dịch giả không phải là người Việt Nam nên khó có thể hiểu biết về rau củ quả của Việt Nam, do đó việc bỏ qua hoặc thay đổi định danh sẽ dẫn tới việc có thể làm sai lạc, hoặc làm mất đi “chất” thôn quê dân dã vốn gắn với người Việt…

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận văn là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với không chỉ người Việt Nam mà còn giúp ích ít nhiều cho việc dạy tiếng Việt cho người Anh và việc dạy tiếng Anh cho người Việt. Cung cấp cho người học cơ sở khoa học và có phương pháp hiệu quả hơn trong việc học tiếng và sử dụng tốt hơn văn hóa giao tiếp bằng ngôn từ, cũng như hiểu được một phần nào về đặc điểm văn hóa xã hội bộc lộ qua nhóm từ ngữ này.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nếu có điều kiện và thời gian, chúng tôi sẽ nghiên cứu tới một khía cạnh khác của từ ngữ chỉ rau củ quả đó là về nghĩa biểu trưng của hai ngôn ngữ Anh – Việt trong nhóm từ này, nhằm đem đến cái nhìn sâu sắc hơn trong cách thể hiện đặc trưng văn hóa, xã hội của hai đất nước.

 

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Le Thi Thanh Tinh                      2. Sex: Female

3.  Date of birth: 24th Octerber 1992             4. Place of birth: Bot Xuyen – My Duc – Ha Noi

5. Admission decision number: 3683/2015/QĐ-XHNV-SĐH on December 31, 2015 issued by Rector of University of Social Science and Humanities, Hanoi National University.

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Translation of vegetables vocabulary from VietNamese into English

8. Major: Linguistics                                         Code: 60.22.02.40

9. Supervisors: Assoc. Prof. Hoang Anh Thi

10. Summary of the thesis’s findings:

With the results obtained, we found that in terms of the structure of vegetables and fruits in Vietnamese, can be said to be relatively simple. All of these words are the same word type (noun) and have the same basic function as the identifier. Therefore, in terms of word structure, these words do not have complicated complex, difficult to analyze as with some other language units in the Vietnamese vocabulary system.

Thereby, we found that some words of vegetables and fruits when translated into English guaranteed grammatical and semantic equivalence. In terms of grammar, the words in the source language and target language are the same word type (noun). In semantics, one pair of equivalents is used to refer to a certain vegetable. And there are quite a few cases that ignore the idiomatic identifier. This is probably because the word vegetable only in Vietnamese has a special identifier that can not be translated into English. And it also shows the difficulty of performing translations as well as cross-language research. This is particularly evident when examining literature.

Through the literature survey, we find that most of the words used in the literary novel "Thoi xa vang" are all close to everyday fruit and vegetable terms. Vietnamese people. However, when translated into English, the translation of the novel has partly proved to be problematic when examining the identifier: translators may either ignore or change the identifier relative to the target language. The reason is that translators are not Vietnamese so it is difficult to understand Vietnamese vegetables and fruits, so ignoring or changing identifiers will lead to misleading, or losing the "quality" rural folk capital associated with the Vietnamese ...

11. Practical applicability:

The research results of this thesis are a useful reference for not only Vietnamese but also helpful for teaching English to the English and teaching English to the Vietnamese. Provide learners with a scientific basis and a more effective method of learning a language and better utilizing the language of communication as well as a partial understanding of the social and cultural traits revealed through group this word.

12. Further research directions:

If conditions and time are concerned, we will study to another aspect of the term fruit and vegetable is the symbolic meaning of the two English-Vietnamese languages in this group, to give insight. More in the way of expressing the cultural and social characteristics of the two countries.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây