Đào tạo

TTLV.Cảnh huống ngôn ngữ của người Thái Đỏ ở Thủ đô Viêng chăn, Lào

Thứ sáu - 25/04/2025 23:06

 

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên: Chalouvanh BOUNPHAKHOM

2. Giới tính: Nữ 

3. Ngày Sinh: 20-09-1989 

4. Nơi Sinh: Thủ đô Viêng Chăn, Lào.

5. Quyết định công nhận học viên số: Quyết định số: 3556/QĐ-XHNV ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: kéo dài thời gian học tập từ ngày 01/12/2024 đến ngày 30/5/2025 (theo Quyết định số 6097/QĐ-XHNV ngày 8/11/2024 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)

7. Tên đề tài luận văn: Cảnh huống ngôn ngữ của người Thái Đỏ ở Thủ đô Viêng chăn, Lào

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

9. Mã số: 8229020.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Ngọc Bình, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội

11. Tóm tắt kết quả luận văn:  Trên cơ sở vận dụng các lý thuyết về song ngữ, cảnh huống ngôn ngữ, chính sách và thái độ ngôn ngữ, công trình đã tập trung làm sáng tỏ thực trạng sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng người Thái Đỏ tại thủ đô Viêng Chăn, Lào trong bối cảnh giao lưu kinh tế-xã hội hiện nay. Qua phân tích, đánh giá các yếu tố tác động như điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội, đặc điểm nhóm người Thái Đỏ và chính sách ngôn ngữ của chính quyền địa phương, luận văn chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cảnh huống ngôn ngữ của người Thái Đỏ. Xét về định lượng, cộng đồng người Thái Đỏ đang chịu ảnh hưởng của nhiều ngôn ngữ trong đó có tiếng Lào, tiếng Anh và các ngôn ngữ tộc người khác. Phạm vi sử dụng tiếng Thái Đỏ ngày càng bị thu hẹp. Về định chất, năng lực sử dụng tiếng Thái Đỏ của cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ ngày càng giảm, họ ưu tiên dùng tiếng Lào trong nhiều hoàn cảnh. Thái độ của các thành viên cộng đồng với tiếng mẹ đẻ cũng có xu hướng thay đổi, tiếng Lào và tiếng Anh được cho là có uy tín và giá trị sử dụng cao hơn. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và phát huy giá trị tiếng mẹ đẻ của người Thái Đỏ như tăng cường việc dạy và học tiếng Thái Đỏ ở nhà trường và cộng đồng, có chính sách bảo tồn phù hợp và nâng cao hiệu quả giữa các chính sách liên quan đến ngôn ngữ-giáo dục. 

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn :  Kết quả nghiên cứu của luận văn có nhiều khả năng ứng dụng trong thực tiễn quản lý và hoạch định các chính sách liên quan đến ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc thiểu số. Các đánh giá về thực trạng sử dụng tiếng Thái Đỏ dưới ảnh hưởng của tiếng Lào, tiếng Anh và các yếu tố kinh tế-xã hội sẽ là cơ sở để xây dựng những chính sách dạy và học ngôn ngữ phù hợp hơn cho cộng đồng. Việc nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị của tiếng mẹ đẻ cần được chú trọng hơn trong các hoạt động giáo dục ngoại khóa, các phương tiện truyền thông và các diễn đàn văn hóa tại địa phương. Các khuyến nghị về việc tăng cường dạy tiếng mẹ đẻ song song với tiếng phổ thông, kết hợp giáo dục ngôn ngữ với truyền dạy văn hóa truyền thống của dân tộc Thái Đỏ sẽ giúp cân bằng giữa tiếng Lào và tiếng Thái Đỏ trong đời sống cộng đồng. Bên cạnh đó, việc xác định rõ những thách thức đặt ra cho việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ người Thái Đỏ cũng giúp các cơ quan quản lý có thêm cơ sở để thực thi các chính sách ngôn ngữ và văn hóa một cách hợp lý, bền vững hơn, từ đó góp phần gìn giữ sự đa dạng ngôn ngữ và văn hóa của cộng đồng các dân tộc tại Lào. Những kết quả nghiên cứu này cũng có thể được tham khảo, vận dụng cho việc nghiên cứu những trường hợp tương tự ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác, nhất là ở những nơi có cộng đồng người Thái sinh sống.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): không có

14. Các công trình công bố có liên quan đến luận văn (liệt kê theo thứ tự thời gian, nếu có): không có

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Chalouvanh BOUNPHAKHOM 

2. Sex: Female

3. Date of birth: 20/09/1989 

4. Place of birth: Vientiane Capital, Lao PDR

5. Admission decision number: 3556/QĐ-XHNV, November 30th 2022 of Headmaster University of Sience Social and Humanity, Vietnam National University.

6. Changes in academic process: extend master course from 1st December 2024 to May 30th 2025 (acccording to the Decision number 6097/QĐ-XHNV, November 8th 2024 of Headmaster University of Sience Social and Humanity, Vietnam National University.

7. Official thesis title: The Linguisic Situation of Tay Daeng in Vientiane Capital, Laos

8. Major:  Linguisics

9. Code: 8229020.01

10. Supervisors: Dr. Nguyen Ngoc Binh, Hanoi University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University.

11. Summary of the findings of the thesis: Based on the application of theories on bilingualism, language situation, language policy, and language attitudes, this study focuses on clarifying the current state of language use among the Tai Daeng community in Vientiane, the capital of Laos, within the context of ongoing socio-economic exchanges. Through an analysis and assessment of influencing factors such as natural conditions, socio-economic circumstances, characteristics of the Tai Daeng group, and local language policies, the thesis identifies key features of the Tai Daeng language situation. In terms of quantity, the Tai Daeng community is being influenced by several languages, including Lao, English, and other ethnic minority languages. The use of the Tai Daeng language is increasingly narrowing in scope. Qualitatively, the ability to use Tai Daeng especially among younger generations is declining, with Lao being prioritized in various contexts. Community members’ attitudes toward their mother tongue are also shifting, with Lao and English perceived as more prestigious and of greater practical value. Based on an evaluation of the current situation and the underlying causes, the thesis proposes several solutions to preserve and promote the value of the Tai Daeng mother tongue. These include enhancing the teaching and learning of Tai Daeng in schools and communities, implementing appropriate language preservation policies, and improving the coherence and effectiveness of language-education-related policies.

12. Practical applicability, if any:

The research findings of this thesis have strong potential for practical application in the management and formulation of policies related to the languages and cultures of ethnic minorities. The assessment of the current state of Tai Daeng language use under the influence of Lao, English, and various socio-economic factors serves as a foundation for developing more appropriate language teaching and learning policies for the community. Raising awareness of the role and value of the mother tongue should be emphasized in extracurricular education, media, and local cultural forums. The recommendations to strengthen mother tongue education alongside the national language, while integrating language education with the transmission of Tai Daeng traditional culture, will help create a balance between the use of Lao and Tai Daeng in community life. In addition, clearly identifying the challenges in preserving and developing the Tai Daeng language provides a basis for policy-makers to implement more reasonable and sustainable language and cultural policies. This, in turn, contributes to preserving the linguistic and cultural diversity of the ethnic communities in Laos. These research results can also be referenced and applied in the study of similar cases in other countries and regions, especially in areas where Tai-speaking communities reside.

13. Further research directions, if any: No further research direction

14. Thesis-related publications: No thesis-related publications

Tác giả: Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

[LANG_MOBILE]
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây