THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hồng Minh 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 22/06/1985
4. Nơi sinh: Phú Thọ
5. Quyết định công nhận học viên 5410/QĐ-XHNV ngày: 21/12/2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: Kiệt sức làm cha mẹ ở các phụ huynh có con từ 2 đến 10 tuổi
8. Chuyên ngành: Tâm lí học Mã số : 8310401
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trương Thị Khánh Hà – Khoa Tâm lí học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Nghiên cứu cho thấy 96,6% phụ huynh Việt Nam không biểu hiện kiệt sức, 2,4% có nguy cơ và 1% kiệt sức nghiêm trọng - thấp hơn đáng kể so với Bỉ (9,8%), Hoa Kỳ (8,9%) và Pháp (6,2%). Các bà mẹ (M=13,89) có mức độ kiệt sức cao hơn bố (M=9,44). Gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn (M=29,67) có nguy cơ kiệt sức nhiều hơn gia đình đầy đủ (M=11,58). Không có sự khác biệt về kiệt sức giữa các nhóm có số con khác nhau. Tuổi của cha mẹ và con nhỏ nhất có tương quan nghịch với kiệt sức. Sự đồng lòng trong nuôi dạy con giải thích 21,1% biến thiên của kiệt sức làm cha mẹ, trong đó, tiếp xúc với xung đột là yếu tố dự báo mạnh nhất (β=0,277), tiếp theo là sự phá hoại việc cùng nuôi dạy con (β=0,154), trong khi hỗ trợ lẫn nhau có tác dụng bảo vệ (β=-0,142). Lo lắng về sự hoàn hảo có tương quan thuận với tổng điểm kiệt sức (r=0,161), đặc biệt với mâu thuẫn với hình ảnh cha mẹ lý tưởng (β=0,126). Nỗ lực đạt được sự hoàn hảo không liên quan đến kiệt sức.
- Kết quả mới và đóng góp khoa học
Nghiên cứu xác nhận tỷ lệ kiệt sức làm cha mẹ tại Việt Nam thấp hơn các nước phương Tây, nhờ cấu trúc gia đình đa thế hệ và hệ thống hỗ trợ xã hội đặc trưng. Không phát hiện sự khác biệt về mức độ kiệt sức giữa các gia đình có số con khác nhau, gợi ý về vai trò của gia đình mở rộng và sự tham gia của anh chị lớn trong việc chăm sóc em nhỏ như cơ chế bù trừ hiệu quả.
Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam phân tích mối quan hệ giữa sự đồng lòng và kiệt sức làm cha mẹ, xác định xung đột và phá hoại việc nuôi dạy con là yếu tố nguy cơ, trong khi hỗ trợ lẫn nhau là yếu tố bảo vệ quan trọng. Về chủ nghĩa cha mẹ hoàn hảo, không phải việc đặt tiêu chuẩn cao mà chính sự lo lắng về việc không đạt được tiêu chuẩn mới liên quan đến kiệt sức, gợi ý can thiệp nên tập trung vào giảm lo lắng và tăng khả năng chấp nhận sự không hoàn hảo.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Sử dụng công cụ PBA để đánh giá mức độ kiệt sức ở các nhóm nguy cơ cao như bà mẹ, gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, cha mẹ trẻ và cha mẹ có con nhỏ.
- Phát triển chương trình tham vấn cặp đôi/gia đình tập trung nhằm giảm thiểu xung đột giữa cha mẹ, tăng cường sự hỗ trợ lẫn nhau, giảm hành vi phá hoại trong nuôi dạy con và huấn luyện kỹ năng giao tiếp và giải quyết xung đột.
- Can thiệp nhận thức về vai trò làm cha mẹ, phát triển các chương trình nhằm giảm thiểu áp lực về sự hoàn hảo, tăng cường lòng tự trắc ẩn và thiết lập kỳ vọng thực tế phù hợp với nguồn lực sẵn có.
- Xây dựng chính sách công với các chương trình giáo dục cha mẹ, dịch vụ tham vấn tâm lý và chính sách hỗ trợ tài chính cho các gia đình khó khăn.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Mở rộng đối tượng nghiên cứu bao gồm các nhóm đặc biệt như cha mẹ đơn thân, cha mẹ có con khuyết tật, cha mẹ ở vùng nông thôn, miền núi.
- Nghiên cứu theo chiều dọc nhằm theo dõi sự phát triển của tình trạng kiệt sức qua thời gian.
- Nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố văn hóa đặc thù: gia đình đa thế hệ, sự tham gia của ông bà trong chăm sóc trẻ, các cơ chế văn hóa giúp giảm thiểu tỷ lệ kiệt sức.
- Thử nghiệm các chương trình can thiệp như cải thiện sự đồng lòng trong nuôi dạy con, giảm lo lắng về sự hoàn hảo và tăng cường khả năng chấp nhận sự không hoàn hảo.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Hong Minh 2. Gender: Female
3. Date of birth: June 22, 1985 4. Place of birth: Phu Tho
5. Admission decision number: 5410/QĐ-XHNV dated December 21, 2023 of the President of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi....
6. Changes in academic process:
7. Official thesis title: Parental Burnout in Parents of Children Aged 2 to 10 Years
8. Major: Psychology Code: 8310401
9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Truong Thi Khanh Ha – Department of Psychology, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
10. Summary of the findings of the thesis:
The study revealed that 96.6% of Vietnamese parents show no signs of Parental Burnout (PB), 2.4% are at risk, and 1% experience severe burnout—significantly lower than rates in Belgium (9.8%), the United States (8.9%), and France (6.2%). Mothers (M=13.89) demonstrated higher burnout levels than fathers (M=9.44). Families with financial difficulties (M=29.67) exhibited greater risk of burnout compared to financially stable families (M=11.58). No significant differences in burnout levels were found among parents with varying numbers of children. Both parent age and youngest child age showed negative correlations with Exhaustion in parental role (EX). Co-parenting Relationship Scale (CRS) factors explained 21.1% of variance in Parental Burnout (PB), with Exposure to conflict (EC) being the strongest predictor (β=0.277), followed by Co-parenting undermining (CU) behaviors (β=0.154), while Co-parenting support (CS) served as a protective factor (β=-0.142). Perfection Concern (PC) positively correlated with total burnout scores (r=0.161), particularly with Contrast in parental self (CO) (β=0.126). Perfection Striving (PS) showed no significant relationship with burnout.
- Novel Findings and Scientific Contributions
The research confirms that Parental Burnout (PB) rates in Vietnam are lower than in Western countries, attributable to multigenerational family structures and distinctive social support systems. The absence of significant differences in burnout levels among families with different numbers of children suggests the effectiveness of extended family involvement and older siblings' participation in childcare as compensatory mechanisms in line with the Balance Between Risks and Resources (BR²) theory.
This represents the first study in Vietnam to analyze in detail the relationship between Co-parenting Relationship Scale (CRS) factors and Parental Burnout (PB), identifying Exposure to conflict (EC) and Co-parenting undermining (CU) as risk factors, while Co-parenting support (CS) serves as a crucial protective element. Regarding Parenting Perfectionism Scale (PPS), the findings indicate that Perfection Concern (PC), rather than Perfection Striving (PS), is associated with burnout, particularly feelings of Contrast in parental self (CO). This suggests interventions should focus on reducing anxiety and increasing acceptance of imperfection rather than modifying parental standards.
11. Practical applicability:
- Deploy the Parental Burnout Assessment (PBA) in high-risk cohorts (mothers, low-income families, young parents, caregivers of infants).
- Offer couple-/family-based counselling to curb inter-parental conflict, bolster mutual support, and teach communication and problem-solving.
- Introduce cognitive programmes that temper perfectionism, foster self-compassion, and align expectations with available resources.
- Promote public policies delivering parent-education curricula, accessible psychological services, and financial aid for disadvantaged households.
12. Further research directions:
-Broaden samples to single parents, caregivers of disabled children, and rural or mountainous populations.
- Employ longitudinal designs to chart burnout trajectories.
- Investigate cultural moderators (e.g., multigenerational households, grandparental care).
- Rigorously test interventions that enhance co-parenting cohesion, ease perfectionism-related anxiety, and normalise acceptance of imperfection.
Tác giả: Anh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn