TTLV: Chủ đề chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975

Thứ năm - 05/05/2011 00:55
Thông tin luận văn "Chủ đề chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 qua sáng tác của Nguyễn Trọng Oánh và Bảo Ninh" của HVCH Nguyễn Quốc Bảo, chuyên ngành Lí luận văn học.
Thông tin luận văn "Chủ đề chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 qua sáng tác của Nguyễn Trọng Oánh và Bảo Ninh" của HVCH Nguyễn Quốc Bảo, chuyên ngành Lí luận văn học. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Quốc Bảo 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 26/12/1975. 4. Nơi sinh: thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. 5. Quyết định công nhận học viên số 1355 ngày 24 tháng10 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Chủ đề chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 qua sáng tác của Nguyễn Trọng Oánh và Bảo Ninh. 8. Chuyên ngành: Lí luận văn học; Mã số 60 22 32. 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS-TS. Phạm Thành Hưng, Khoa Văn Học, Đại Học KHXH và NV, Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Với quá trình khảo sát nghiên cứu về chủ đề chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 qua sáng tác của Nguyễn Trọng Oánh và Bảo Ninh, luận văn đã đạt một số kết quả sau: - Luận văn tìm hiểu và đánh giá quá trình đổi mới của nền văn học Việt Nam trong đó có tiểu thuyết viết về chủ đề chiến tranh sau năm 1975, từ đó đi tới khẳng định, văn học đổi mới đã có sự thay đổi trong quan niệm nhìn nhận về hiện thực, nhận ra tính đa dạng của hiện thực, thay đổi quan niệm về con người và nhận ra tính phức tạp của đời sống con người cũng như các mối quan hệ của nó. Tiêu biểu cho tiểu thuyết viết về chủ đề chiến tranh, thể hiện được sự kế thừa, vắt nối tạo nên dấu ấn quan trọng của văn học viết về chủ đề chiến tranh sau năm 1975 là các sáng tác của Nguyễn Trọng Oánh và Bảo Ninh. Đó là các tác phẩm được đánh giá là có nhiều đóng góp quan trọng vào sự đổi mới của tiểu thuyết viết vè chủ đề chiến tranh sau năm 1975 trong xu hướng đổi mới của nền văn học. - Tiểu thuyết viết về chủ đề chiến tranh sau 1975 qua các sáng tác của Nguyễn Trọng Oánh và Bảo Ninh đã có những sự thay đổi mới mẻ trong phong cách biểu hiện mới. Các sáng tác của hai nhà văn này đã thể hiện một quan niệm mới về hiện thực chiến tranh. Đó là một hiện thực chiến tranh được soi chiếu toàn diện với cái nhìn toàn cảnh về chiến tranh với các cặp phạm trù đối lập: cái anh hùng bên cạnh sự phản bội, cái cao cả bên cạnh cái thấp hèn, sự chiến thắng vinh quang bên cạnh sự huỷ diệt tàn phá, khốc liệt. - Cùng với quan niệm mới về hiện thực chiến tranh, tiểu thuyết sau 1975 cũng đã xây dựng chân dungngười anh hùng với những chuẩn mực thẩm mĩ mới. Quan niệm mới về người anh hùng đã gắn liền với sự đổi mới về tư duy biểu hiện cũng như tư duy nghệ thuật trên con đường dân chủ hoá nền văn học. Bên cạnh đó, tiểu thuyết viết về chủ đề chiến tranh sau 1975 đã đề cập khá sâu sắc những khuynh hướng biểu hiện mới về chủ nghĩa nhân văn với việc đi sâu phản ánh những đau thương mất mát, vết thương của chiến tranh để lại nơi số phận con người; đề cao giá trị văn hoá tinh thần và ước vọng hoà giải của con người sau chiến tranh. - Luận văn cũng đã chỉ ra sự vận động và đổi mới về tư duy nghệ thuật. Đó là sự thay đổi trong cách xây dựng kết cấu tác phẩm, những cách tân trong giọng điệu và điểm nhìn nghệ thuật và sự đổi mới trong nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật từ đó luận văn đi đến khẳng định: tiểu thuyết sau năm 1975 viết về chủ đề chiến tranh đã từng bước phá vỡ sự bao vây, khép kín của lối tư duy nghệ thuật truyền thống và tạo ra độ mở nhất định với những sự tìm tòi và thể nghiệm mới. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn; Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành văn học. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Đề tài luận văn thực hiện gắn liền với vấn đề đổi mới tư duy nghệ thuật trong văn xuôi tự sự Việt Nam thời kì đổi mới.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name of learner: NGUYEN QUOC BAO 2. Gender: Male 3. Date of birth: 26 December 1975 4. Place of birth: Nam Dinh city, Nam Dinh province. 5. Decision on recognition of learner No. 1355 dated 24 October 2008 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University. 6. Changes during training process: No. 7. Title of the thesis: The topic of wars in Vietnamese novels after 1975 through the works of Nguyen Trong Oanh and Bao Ninh. 8. Major: Literature theories; 9. Code: 60 22 32. 10. Scientific supervisor: Ass. Prof. Pham Thanh Hung, Department of Literature, the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University. 11. Summary of the thesis results: With the process of surveying and researching on the topic of wars in Vietnamese novels after 1975 through the works of Nguyen Trong Oanh and Bao Ninh, the thesis has obtained some following results: - The thesis researched and assessed the renovation process of Vietnamese literature including the topic of wars in Vietnamese novels after 1975; whereby it’s possible to ascertain that the renovated literature has changed in viewpoints on reality, recognized the diversity of reality, changed in concepts about human, and recognized the complexity in human life as well as its relations. Being typical for novels on the topic of wars, presenting the inheritance, linking and creating importance stresses of the literature written about the topic of wars after 1975, are the works of Nguyen Trong Oanh and Bao Ninh. Those are works considered as having many important contributions to the renovation of novels on the topic of wars after 1975 in the renovation trend of the whole literature foundation. - The novels on the topic of wars after 1975 through the works of Nguyen Trong Oanh and Bao Ninh have had new changes in new presentation style. The works of these two writers have shown a new concept about the war reality. That is the reality where wars are scanned comprehensively with an overview on wars along with opposite category couples: heroism beside betrayal, nobleness beside cowardliness, glorious win beside fierce destruction and damages. - Along with the new concept about the war reality, novels on the topic after 1975 have also developed the portrait of heroes with new aesthetic standards. The new concept about heroes has connected closely with the change in the presentation thinking as well as in the artistic thinking on the way to the democratization of the literature foundation. Additionally, the novels on the topic of wars after 1975 have referred quite deeply to new presentation trends on the humanism by reflecting deeply miseries, losses, and pains of wars left in human fates; highlighting spiritual and cultural values and the wish for conciliation of human after wars. - The thesis also pointed out the movements and renovation in the artistic thinking. They are changes in developing works structures, renovations in tones and artistic viewpoints, and renovations in the art of developing character worlds; by which, the thesis came to the confirmation that: the novels on the topic of wars after 1975 have broken the blockage, closure of the traditional artistic thinking and created a certain opening with new searches and experiments. 12. Applicability in reality: This thesis may be a reference document for students in the major of literature. 13. Next research directions: Thesis topics closely connected with the issue of renovations in artistic thinking in prose and narratives of Vietnam in the renovation era.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây