TTLV: Xuân Diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945

Thứ ba - 10/05/2011 11:38
Thông tin luận văn "Xuân Diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945" của HVCH Nguyễn Thanh Hồng, chuyên ngành Văn học Việt Nam.
Thông tin luận văn "Xuân Diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945" của HVCH Nguyễn Thanh Hồng, chuyên ngành Văn học Việt Nam. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thanh Hồng 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 29/3/1982 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007 QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 2 tháng 11 năm 2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Xuân Diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945 8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam. Mã số: 60.22.34 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lưu Khánh Thơ – Viện Văn học Việt Nam 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Luận văn “ Xuân Diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945 “ là một trong những đề tài thiết thực nhằm làm rõ nét hơn về những đặc điểm tiêu biểu của văn xuôi Xuân Diệu giai đoạn 1930-1945.Với kết quả nghiên cứu của mình, luận văn khẳng định được vai trò và vị trí của văn xuôi Xuân Diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945 nói riêng và vai trò vị trí của Xuân Diệu trong nền văn học dân tộc nói chung. Bên cạnh một Xuân Diệu với tư cách nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ mới, là “ nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới “ , chúng ta còn thấy một Xuân Diệu- nhà văn với nhiều tác phẩm văn xuôi đặc sắc. Với ý nghĩa này, chúng tôi muốn nhấn mạnh một điều: Xuân Diệu không chỉ biết đến với một là một nhà thơ lớn của dân tộc mà ông còn là một nhà văn tài năng của văn học dân tộc ta, đặc biệt là văn học giai đoạn 1930-1945. Luận văn cũng đã đặt Xuân Diệu bên cạnh những tên tuổi khác của dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945 như: Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Thanh Châu, Đỗ Tốn… để có được cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về những đóng góp của Xuân Diệu đối với dòng truyyện ngắn này. Có thể nói rằng ông chính là một trong những nghệ sĩ đã góp phần xây dựng và khơi mở dòng văn xuôi trữ tình Việt Nam. Việc đặt Xuân Diệu bên cạnh các cây bút tài năng trọng dòng truyện ngắn này cũng chính là để thấy sự đồng điệu trong sáng tác của các nhà văn về đề tài, nội dung, nghệ thuật. Mặt khác chúng ta lại thấy được những nét rất riêng, những đặc trưng mà chỉ có Xuân Diệu- con người của tình yêu và tuổi trẻ mới có được. Trong luận văn “ Xuân Diệu trong dòng truyện ngăn 1930-1945, chúng tôi tâp trung đi vào tìm hiểu dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1975 và sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu. Từ đó đi vào để tiếp cận sâu sắc hơn về truyện ngắn trữ tình Xuân Diệu ở phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật. Với các phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu bộ môn,luận văn đã đi vào nhìn nhận một cách khách quan những ảnh hưởng cũng như dấu ấn của văn xuôi Xuân Diệu trong dòng văn học trữ tình 1930-1945 và trong lòng bạn đọc. Chúng tôi hi vọng và mong rằng đề tài này sẽ đóng góp một phần nhỏ cho những ai mến mộ taì năng và yêu thích thơ văn Xuân Diệu. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận văn này sẽ góp phần làm rõ hơn đặc điểm văn xuôi trữ tình Xuân Diệu giai đoạn 1930-1945 cũng như những đặc sắc về nội dung- nghệ thuật của các tác phẩm văn xuôi Xuân Diệu được đưa vào giảng dạy trong các nhà trường trung hoc, cao học và đại học. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có) 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Chưa có

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Thanh Hong 2. Sex: Female 3. Date of birth: 29 -03- 1982 4. Place of birth: Hà Nội 5. Admission decision number: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH. Dated: 2/ 11/ 2007 6. Changes in academic process: (List the forms of change and corresponding times) 7. Official thesis title: Xuan Dieu in the line of lyrical short stories 1930-1945 8. Major: Vietnam Literature Code: 60.22.34 9. Supervisors: Associate Professor Doctor Lưu Khánh Thơ - Literature Institute 10. Summary of the findings of the thesis: The thesis “ Xuan Dieu lyrical prose in the 1930 -1945 period” is one the practical theses that make clearer the typical characteristics of Xuan Dieu’s prose works in the 1930 -1945 period. The thesis affirms the important role of Xuan Dieu in Vietnam literature, not only as a great poet but also as a talent writer, especially in 1930 -1945 period. He is a well - known poet of the New Poetry Movement as well as an excellent writer with many great prose works. The thesis also placed Xuan Dieu beside other famous names of the lyrical short story line in the 1930-1945 period such as Thach Lam, Thanh Tinh, Ho Dzenh, Thanh Chau, help take ... to get the full look and more comprehensive on Xuan Dieu's contribution to this short story line. Some might say that he is one of the artists who have contributed to the foundation and development of Vietnam lyrical prose. Placing Xuan Dieu next to other talented writers of short story line is to find the same tone in the creation of the writers on the subject, content and art. On the other hand, we see the unique features that only Xuan Dieu-man of love and youth has. In the thesis "Xuan Dieu lyrical short story line in the 1930 – 1945 period, we focus on lyrical short stories 1930 – 1945 and Xuan Dieu’s career. Then we go on to reach deeper to Xuan Dieu lyrical short stories in terms of content and artistic aspects. With specific methods of subject research, the thesis has an objective view of the impact and imprint of Xuan Dieu prose in the readers’ hearts. We hope and expect that the thesis will contribute a small portion for those who admired and loved Xuan Dieu’s poems and prose as well as his talent. 11. Practical applicability, if any: This thesis will help clarify the style as well as excellent content and artistic works Xuan Dieu's prose which are to be taught in schools high school, high school and college. 12. Further research directions, if any: None 13. Thesis-related publications: None

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây