TTLV: Di tích Thái Lăng (Đông Triều – Quảng Ninh)

Chủ nhật - 28/11/2010 22:02
Thông tin luận văn "Di tích Thái Lăng (Đông Triều – Quảng Ninh)" của HVCH Nguyễn Văn Anh, chuyên ngành Khảo cổ học.
Thông tin luận văn "Di tích Thái Lăng (Đông Triều – Quảng Ninh)" của HVCH Nguyễn Văn Anh, chuyên ngành Khảo cổ học. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Văn Anh 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 06/07/1979 4. Nơi sinh: Phương Định, Trực Ninh, Nam Định 5. Quyết định công nhận học viên số: 2463/2006/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 03 tháng 11 năm 2006 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Di tích Thái Lăng (Đông Triều – Quảng Ninh) 8. Chuyên ngành: Khảo cổ học ; Mã số: 60 22 60 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Tống Trung Tín, Viện Khảo cổ học 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Kết quả của luận văn đã khẳng định Thái Lăng là lăng mộ của vua Trần Anh Tông được xây dựng trên đỉnh một quả đồi thấp nằm giữa một thung lũng. Ba mặt Đông, Tây và Bắc được bao bọc bởi các dãy núi cao, suối Phủ Am Trà chảy ngang từ phía Đông qua phía Tây hội nước ở trước mặt tạo thế minh đường tụ thuỷ, phía xa có núi thấp làm bình phong. Có thể nói lăng được xây dựng trên một vị trí đắc địa về phong thuỷ. Lăng có cấu trúc mặt bằng hình vuông gồm 3 cấp nền, đường dẫn từ chân đồi lên đến cấp nền thứ 3 rộng 3,5m, con đường này có thể là đường Thần đạo của Thái Lăng. Tại 3 cấp nền đã xác định được dấu vết của 14 mặt bằng kiến trúc, 3 khoảng sân, 3 đường đi, 1 nền tháp. Luận văn đã cố gắng nghiên cứu phân lập các giai đoạn kiến trúc từ đó xác định mặt bằng kiến trúc tổng thể của từng giai đoạn. Theo đó 14 mặt bằng kiến trúc, sân gạch, nền tháp, đường đi thuộc về 3 giai đoạn kiến trúc khác nhau, điều đó cho thấy mặt bằng tổng thể di tích Thái Lăng có 3 lần thay đổi, các thay đổi về mặt bằng chủ yếu diễn ra ở cấp nền 3, là nơi có các công trình phụ trợ, các kiến trúc ở khu vực trung tâm thuộc cấp nền 1 và cấp nền 2 không thay đổi. Bên cạnh việc nghiên cứu các dấu vết kiến trúc, xác định đặc trưng cấu trúc mặt bằng của từng giai đoạn kiến trúc luận văn cũng tiến hành nghiên cứu phân loại, xác định niên đại, công năng sử dụng của các loại hình di vật. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Là cơ sở cho việc nghiên cứu các lăng mộ thời Trần, nhất là những lăng mộ mặt bằng đã bị phá huỷ hoặc không còn nguyên vẹn, đồng thời là tài liệu quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử phát triển loại hình kiến trúc lăng mộ, một loại hình kiến trúc đặc biệt và quan trọng trong nghệ thuật kiến trúc Việt Nam. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Mở rộng nghiên cứu các di tích lăng mộ các vua Trần trong quần thể di tích lăng mộ các vua Trần ở An Sinh nói riêng và lăng mộ nhà Trần nói chung. Tiếp tục khai quật, nghiên cứu phần “Địa Hạ” để tìm hiểu cấu trúc của huyền cung từ đó có những hiểu biết tổng thể về cấu trúc lăng mộ thời Trần. 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
  • Nguyễn Văn Anh (2007). Sưu tập hiện vật thời Trần trưng bày tại Đền Sinh xã An Sinh (Quảng Ninh). Những Phát hiện mới về khảo cổ học năm 2007. Nxb Từ điển Bách khoa 2008. Hà Nội.
  • Tống Trung Tín, Bùi Minh Trí, Nguyễn Văn Anh và Nnk (2007). Kết quả khai quật lần thứ nhất di tích Thái Lăng (lăng Trần Anh Tông) ở Quảng Ninh năm 2007. Những Phát hiện mới về khảo cổ học năm 2007. Nxb Từ điển Bách khoa 2008. Hà Nội.
  • Nguyễn Văn Anh, Nguyễn Đăng Cường và Nnk (2007). Phát hiện dấu tích kiến trúc thời Trần tại đồi Đất Đỏ (Đông Triều – Quảng Ninh). Những Phát hiện mới về khảo cổ học năm 2007. Nxb Từ điển Bách khoa 2008. Hà Nội.
  • Nguyễn Văn Anh, Nguyễn Văn Sơn (2008). Điều tra khu vực cánh đồng Quan (Đông Triều – Quảng Ninh). Những Phát hiện mới về khảo cổ học năm 2008. Nxb Từ điển Bách khoa 2009. Hà Nội.
  • Nguyễn Văn Anh (2008) Phát hiện di tích Mộc Cảo thời Trần bên suối phủ Am Trà (Đông Triều – Quảng Ninh) Những Phát hiện mới về khảo cổ học năm 2008. Nxb Từ điển Bách khoa 2009. Hà Nội.
  • Tống Trung Tín, Bùi Minh Trí, Nguyễn Văn Anh và Nnk (2008). Điều tra, khảo sát di tích Ngoạ Vân (Đông Triều – Quảng Ninh). Những Phát hiện mới về khảo cổ học năm 2008. Nxb Từ điển Bách khoa 2009. Hà Nội.
  • Tống Trung Tín, Bùi Minh Trí, Nguyễn Văn Anh và Nnk (2008). Điều tra, khảo sát di tích Hồ Thiên (Đông Triều – Quảng Ninh). Những Phát hiện mới về khảo cổ học năm 2008. Nxb Từ điển Bách Khoa 2009. Hà Nội.
  • Tống Trung Tín, Bùi Minh Trí, Nguyễn Văn Anh và Nnk. Kết quả khai quật di tích Thái Lăng (lăng Trần Anh Tông) giai đoạn 2 (năm 2008) (2009). Bài tham gia Hội thảo Những Phát hiện mới về khảo cổ học năm 2009.
  • Nguyễn Văn Anh và Nnk (2009). Khai quật thăm dò di tích đền Thái. Bài tham gia Hội thảo Những Phát hiện mới về khảo cổ học năm 2009.
  • Nguyễn Văn Anh và Nnk. Khai quật thăm dò di tích Lăng Tư Phúc lần thứ nhất. Bài tham gia Hội thảo Những Phát hiện mới về khảo cổ học năm 2010

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: NGUYỄN VĂN ANH 2. Sex: Male 3. Date of birth: 6 July 1979 4. Place of birth: Trực Ninh distric, Nam Định province 5. Admission decision number: 2463/2006/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated 03. December 2006 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: The Thái Lăng site (Dong Trieu distric, Quang Ninh provice) 8. Major: Archaeological 9. Code: 60 22 60 10. Supervisors: Vice Prof. Dr Tống Trung Tín. 11. Summary of the findings of the thesis: The results of the thesis has confirmed Thái Mausoleum is the tomb of Trần Anh Tông emperor was built atop a low hill in the middle of a valley. Three sides include East, North and West are surrounded by high mountains, Phủ Am Trà stream flows across from the East over the West. It can be said royal tomb of Trần Anh Tông emperor was built on a prime location on feng shui. Which has a square ground structure consists of 3 levels of background, the path from the foothills up to the 3rd level 3.5 m wide, this may be the main way of Thái Mausoleum At the 3 levels backgrounds have identified 14 architectural plan, three courtyards, three way, a tower foundation. Dissertation study attempted to isolate the architecture from that period determine the overall plan architecture of each period. In which 14 architectural plan, yard, the tower, the road belonged to three different architectural periods, which showed overall plan of Thái Mausoleum was three times change, the changes plan mainly occurred at the level third, where the auxiliary works, the architecture in the central area of the level 1 and level 2 background did not change. Besides the study of architectural traces, identify specific surface structure of each architecture period, thesis also conducts classified research, dating, the use function of different objects. 12. Practical applicability, if any: Thesis is foundation for the study of Trần Dynasty royal tombs, especially the tombs which general plan were destroyed or no longer intact, and is an important document for the study of the historical development of architectural forms Royal tomb, an especially and important architecture form in architecture art of Việt Nam. 13. Further research directions, if any: Extended study of Royal tomb sites of Trần Emperors in An Sinh area in particular and the Royal tomb of Trần dynasty in general. Continue excavations, research the “Underground palace” to know structure of Underground Palace in oder to have overall understanding of the Trần dynasty royal tomb. 14. Thesis-related publications:
  • Nguyễn Văn Anh (2007). Object collection of Tran dynasty which are showing at An Sinh temple (Quảng Ninh province). New Archaeological Discaveries in 2007. Encyclopeadia Publishing House, 2008. Hà Nội, pg 314-318.
  • Tống Trung Tín, Bùi Minh Trí, Nguyễn Văn Anh … (2007). The first Excavation results of Thái Lăng site (Trần Anh Tông royal tomb) in Quảng Ninh province. New Archaeological Discaveries in 2007. Encyclopeadia Publishing House, 2008, Hà Nội.
  • Nguyễn Văn Anh, Nguyễn Đăng Cường… (2007). Discovery Archiatecture relic of Trần dynasty at Đất Đỏ hill (Đông Triều distric – Quảng Ninh Province). New Archaeological Discaveries in 2007. Encyclopeadia Publishing House, 2008, Hà Nội.
  • Nguyễn Văn Anh, Nguyễn Văn Sơn (2008). Investigate the Quan field area (Đông Triều distric, Quảng Ninh province). New Archaeological Discaveries in 2007. Encyclopeadia Publishing House, 2009. Hà Nội.
  • Nguyễn Văn Anh (2008). Discoveries of Mộc Cảo site of Trần dynasty beside Phủ Am Trà streem (Đông Triều distric, Quảng Ninh province) New Archaeological Discaveries in 2007. Encyclopeadia Publishing House, 2008, Hà Nội.
  • Tống Trung Tín, Bùi Minh Trí, Nguyễn Văn Anh… (2008). Investigate and survey the Ngoạ Vân site (Đông Triều distric, Quảng Ninh province). New Archaeological Discaveries in 2007. Encyclopeadia Publishing House, 2008, Hà Nội.
  • Tống Trung Tín, Bùi Minh Trí, Nguyễn Văn Anh… (2008). Investigate and survey the Hồ Thiên site (Đông Triều distric, Quảng Ninh province). New Archaeological Discaveries in 2007. Encyclopeadia Publishing House, 2008, Hà Nội.
  • Tống Trung Tín, Bùi Minh Trí, Nguyễn Văn Anh… Results of excavation the Thái Lăng site (Trần Anh Tông royal tomb) phase 2 (in 2008) (2009). New Archaeological Discaveries in 2008, Hà Nội.
  • Nguyễn Văn Anh… (2009). Exporative excavation Thai temple site. New Archaeological Discaveries in 2008.
  • Nguyễn Văn Anh (2010). Exporative excavation Tư Phúc royal tomb site. New Archaeological Discaveries in 2010.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây