TTLV: Nghiên cứu nhu cầu học tập của gia đình trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ hai - 29/11/2010 02:22
Thông tin luận văn "Nghiên cứu nhu cầu học tập của gia đình trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế" của HVCH Nguyễn Như Chính, chuyên ngành Tâm lí học.
Thông tin luận văn "Nghiên cứu nhu cầu học tập của gia đình trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế" của HVCH Nguyễn Như Chính, chuyên ngành Tâm lí học. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Như Chính 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 12/03/1976 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định công nhận học viên số: 2463/2006/QĐ/XHNV-KH&SĐH, ngày: 03/11/2006 của Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 7. Tên đề tài luận văn: "Nghiên cứu nhu cầu học tập của gia đình trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế". 8. Chuyên ngành: Tâm lí học; Mã số: 60 31 80 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Đề tài: "Nghiên cứu nhu cầu học tập của gia đình trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế" là đề tài thuộc lĩnh vực tâm lí học xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nhu cầu học tập của gia đình thuộc địa bàn Hà Nội (qua một số tiêu chí như: nhu cầu học tập của các thành viên gia đình; động cơ chi phối xu hướng hăng say học tập của các thành viên và của cả gia đình; phương thức thoả mãn nhu cầu học tập của gia đình), đề tài đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần thúc đẩy nhu cầu học tập của người dân trong giai đoạn hiện nay. Số liệu điều tra bằng bảng hỏi cho thấy vai trò của học tập được các khách thể trong diện nghiên cứu đánh giá khá cao, có 69,1% cho rằng việc học tập và trau dồi tri thức là rất cần thiết, 30,2% đánh giá là cần thiết và chỉ có 0,7% đánh giá là không cần thiết. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra các kiến thức còn thiếu hụt ở các gia đình tập trung vào một số lĩnh vực như: pháp luật, quản trị kinh doanh, xây dựng, các chính sách của Nhà nước, kiến thức tài chính. Động cơ chi phối xu hướng hăng say học tập của các gia đình rất đa dạng, chịu sự chi phối của các yếu tố kinh tế- xã hội và điều kiện hoạt động khác nhau nhưng nổi lên hàng đầu là động cơ chính trị xã hội (90,3%), điều này chứng tỏ các gia đình ý thức rất rõ vai trò và trách nhiệm của mình đối với sự phát triển của xã hội, học không phải chỉ vì lợi ích riêng của gia đình mà còn vì lợi ích chung của toàn xã hội. Nhu cầu học tập của các gia đình còn được thể hiện thông qua phương phức thoả mãn nhu cầu của các thành viên trong gia đình.Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số các thành viên gia đình vẫn lựa chọn hình thức học tập trung tại các cơ sở đào tạo chính quy của Nhà nước theo hình thức cá nhân tự chi trả học phí, học ở các cơ sở giáo dục của nước ngoài tuy nhiên họ lại đánh giá thấp vai trò của hoạt động tự học tại gia đình hoặc học nghề tại trường nghề, đây cũng là hạn chế trong nhận thức về phương thức thoả mãn nhu cầu học tập của gia đình trong giai đoạn hiện nay. Từ thực trạng trên, chúng tôi đã đề xuất một số kiến nghị nhằm kích thích nhu cầu học tập của các gia đình và xã hội có thể đáp ứng tốt hơn các nhu cầu đó nhằm hướng đến xây dựng xã hội học tập ở nước ta. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Học viện CSND năm 2006: "Nhu cầu, ý thức pháp luật của trại viên ở cơ sở giáo dục và giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục".

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Nguyen Nhu Chinh 2. Sex: male 3. Date of birth: 12/03/1976; 4. Place of birth: Hanoi 5. Admission decision number: 2463/2006/QĐ/XHNV-KH&SĐH; Dated: November 03, 2006. 6. Changes in academic process: 7. Official thesis title: "Researchon the learning needs of families in trend of international economic intergration" 8. Major: psychology; 9. Code: 60 31 80 10. Supervisors: Pr.Dr. Nguyen Ngoc Phu 11. Summary of the findings of the thesis: The thesis: "Research on the learning needs of families in the trend of international economic integration" is a topic in the field of social psychology. On the basis of researching the actual situation of the learning needs of families in the study area (via a number of criteria such as learning needs of family members; motor dominant trend of enthusiastic learning of families; methods satisfy the learning needs of the families), subjects proposed a number of recommendations aimed at contributing to the learning needs of people in current period. Survey data by using questionnaires to study the role of the client may be subject to evaluation studies is quite high, with 69.1% for the learning and cultivate knowledge is required, 30.2 % rated as necessary and only 0.7% rated as unnecessary. In addition, the study also pointed out the lack of knowledge in the family focus on certain areas such as law, business administration, construction, government policies, financial knowledge. Motor dominant trend zealous study of the family is diverse, influenced by economic factors and social conditions of different activities, but emerged as the leading social and political motivation (90.3%), which showed the very clear sense of family roles and their responsibilities for social development, learning not only for its own family's benefit but also for the whole society's sake. Learning needs of the family is also expressed through the methods to satisfy the needs of family members. Our research shows that most family members still choose the form of studying in the formal institutions of the State (in the form of individual self-pay tuition fees) and other educational institutions in foreign countries but have underestimated the role of self-learning activities at home or training in vocational schools. It shows the limitation of awareness of methods to satisfy the learning needs of families in the current period. From the above situation, we have proposed a number of proposals to stimulate the learning needs of the family and society can better meet those needs towards building a learning society in our country. 12. Practical applicability: 13. Further research directions: 14. Thesis-related publications: Nguyen Nhu Chinh (chairman), The People's police Academy's scientific topics "The needs and legal consiousness of inmates in reformatories and solutions to improve efficience of reformatory" ,2006.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây