1. Họ và tên học viên: Phan Văn Bình 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 01/08/1989
4. Nơi sinh: Thôn Vô Hối Tây, xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
5. Quyết định công nhận học viên số số 2606/QĐ-XHNV ngày 26/11/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: “Các yếu tố thu hút khách du lịch của những di sản địa học ở Lý Sơn- Quảng Ngãi”
8. Chuyên ngành: Du lịch; Mã số: 8810101.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đức Thanh, Khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
(nêu tóm tắt các kết quả của luận văn, nhấn mạnh các kết quả mới nếu có)
Sau quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của luận văn, học viên đã hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn. Một số kết quả tóm tắt như sau:
- Đã xây dựng được các cơ sở lý luận về các yếu tố thu hút khách du lịch của những di sản địa học ở Lý Sơn. Các điểm di sản địa học ở Lý Sơn gồm có: các núi lửa Thới Lới, Giếng Tiền, Hòn Tai, Hòn Vung, Hòn Sỏi, Cổng Tò Vò, Hòn Mù Cu, Đảo Bé, Bãi Ngang, Bãi cát ven biển (Bãi Tiên), Chùa Hang, Chùa Đục, Hang Câu, San hô cổ và cánh đồng tỏi. Các yếu tố thu hút khách du lịch của những di sản địa học ở Lý Sơn gồm có: Giá trị khoa học đó là căn cứ vào giá trị khoa học của geosite (điểm di sản địa học) và thường được sử dụng trong đánh giá địa chất, địa mạo của điểm đến: lịch sử thành tạo địa chất, các di sản địa chất, tính đại diện, tính toàn vẹn và tính hiếm gặp của các di sản địa chất; Giá trị thẩm mỹ: Kết quả khảo sát cho thấy các điểm di sản địa học có khung cảnh đẹp và có tính thẩm mỹ cao như Hang Câu, Cổng Tò Vò, Núi lửa Thới Lới, Núi lửa Giếng Tiền, Bãi Tiên và Cánh đồng tỏi…; Giá trị văn hóa, lịch sử: Các điểm di sản địa học kể trên đều có liên quan tới văn hóa và lịch sử trên đảo Lý Sơn như Hang Câu, Chùa Hang, Chùa Đục…; Khả năng tiếp cận: Qua thực tế, hiện trạng cho thấy các điểm di sản địa chất có khả năng tiếp cận dễ dàng, hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ, phương tiện di chuyển thuận lợi và đa dạng giúp du khách tiếp cận dễ dàng với các điểm di sản; tiếp theo là yếu tố an toàn của các điểm di sản: với yếu tố này du khách hoàn toàn có thể yên tâm khi tiếp xúc với các điểm di sản địa học, các nguy cơ mất an toàn vẫn có thể xảy ra tuy nhiên qua điều tra kết quả thống kê cho thấy chỉ một vài điểm di sản là có nguy cơ tiềm ẩn đến độ an toàn của du khách như: Vách Hang Câu, vách Chùa Đục, Chùa Hang và Cổng Tò vò. Ngoài ra còn có các yếu tố khác liên quan như các yếu tố về sinh thái (khí hậu, thủy văn, môi trường), kinh tế (ẩm thực, hoạt động vui chơi giải trí...), đây là các yếu tố góp phần không thể thiếu khi khách du lịch tới.
- Đã xây dựng được mô hình nghiên cứu các yếu tố thu hút khách du lịch của những di sản địa học ở Lý Sơn.
- Dựa trên các kết quả nghiên cứu học viên đã đưa ra đề xuất hàm ý chính sách nhằm nâng cao sức hấp đẫn khách du lịch của các di sản địa học ở Lý Sơn.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đó công bố có liên quan đến luận văn:
1. Phan Văn Bình, Ngô Xuân Thành, Bùi Thị Thu Hiền, Phạm Trường Sinh, Nguyễn Trung Thành, Phạm Thị Thanh Hiền, Dương Thị Hồng Đài. Đặc điểm địa mạo đảo Lý Sơn và tiềm năng phát triển du lịch địa chất. Hội nghị toàn quốc khoa học Trái đất và tài nguyên với phát triển bền vững (ERSD 2022).
Học viên và giáo viên hướng dẫn ký tên
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Phan Van Binh.............................. 2. Sex: Male
3. Date of birth: 01/08/1989................................ 4. Place of birth: Thuy Thanh commune, Thai Thuy district, Thai Binh province
5. Admission decision number: 2606/QĐ-XHNV Dated 26/11/2021
6. Changes in academic process: .............................................................................................
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: “Tourist attraction factors of geosites in Ly Son - Quang Ngai”
8. Major: Tourism ................................................ 9. Code: 8810101.01
10. Supervisors: Associate Professor, PhD. Tran Duc Thanh
(Full name, academic title and degree)
11. Summary of the findings of the thesis: .............................................................................
After employing the thesis research topic, the student has completed the goals and tasks of the thesis. Some summary results are as follows:
- Theoretical bases have been built on tourist attraction factors of geosites in Ly Son. Geosites in Ly Son include: volcanoes Thoi Loi, Gieng Tien, Hon Tai, Hon Vung, Hon Soi, To Vo Gate, Hon Mu Cu, Dao Be, Bai Ngang, coastal sandy beach (Bai Tien), Hang Pagoda, Duc Pagoda, Cau Cave, Ancient Coral and garlic fields. Tourist attraction factors of geosites in Ly Son include: Scientific value is based on the scientific value of the geosites and is often used in assessment geology and geomorphology of the destination: history of geological formations, geological heritage, representativeness, integrity and rarity of geological heritage; Aesthetic value: Survey results show that geoheritage sites have beautiful scenery and high aesthetics such as Cau Cave, To Vo Gate, Thoi Loi Volcano, Gieng Tien Volcano, Bai Tien and Field garlic…; Cultural and historical value: The above geosites are all related to culture and history on Ly Son island such as Cau Cave, Hang Pagoda, Duc Pagoda...; Accessibility: Through practice, the current situation shows that geoheritage sites have easy accessibility, waterway and road transportation systems, and convenient and diverse means of transportation to help tourists easy access to geosites; Next is the safety factor of heritage sites: with this factor, visitors can completely rest assured when coming into contact with geosites, safety risks can still occur, however through investigation, statistical results shows that only a few geosites have potential risks to the safety of tourists such as Cau Cave Wall, Duc Pagoda wall, Hang Pagoda and To Arch Gate. There are also other related factors such as ecological factors (climate, hydrology, environment), economic factors (cuisine, entertainment activities...), these are factors An indispensable contribution when tourists arrive.
- A model has been built to research tourist attraction factors of geosites in Ly Son.
- Based on the research results, students have proposed policy implications to improve the tourist attractiveness of geosites in Ly Son.
12. Practical applicability, if any: ............................................................................................
13. Further research directions, if any: ...................................................................................
14. Thesis-related publications: ...............................................................................................
1. Phan Van Binh, Ngo Xuan Thanh, Bui Thi Thu Hien, Pham Truong Sinh, Nguyen Trung Thanh, Pham Thi Thanh Hien, Duong Thi Hong Dai. Geomorphological characteristics of Ly Son island and potential for geotourism development. National Conference on Earth Sciences and Resources with Sustainable Development (ERSD 2022).