TTLV: Trị liệu tâm lý cho một người trưởng thành có biểu hiện trầm cảm

Thứ năm - 16/11/2023 02:05
1. Họ và tên học viên:      Trần Thị Anh              2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh:16/06/1987
4. Nơi sinh: Quảng Bình
5. Quyết định công nhận học viên số: 2948/2021/QĐ-XHNV ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: “Trị liệu tâm lý cho một người trưởng thành có biểu hiện trầm cảm”
8. Chuyên ngành: Tâm lý học Lâm sàng;                                    Mã số: 8310401.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh Đức
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Hiện nay, vấn đề trầm cảm trở thành một thách thức lớn trong xã hội toàn cầu, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Đó là hệ quả của sự giao thoa của các sang chấn thời thơ ấu và với áp lực thực trạng hiện tại: áp lực công việc, dịch bênh, thiên tai và sự biến thiên của xã hội không biết trước tương lai (Kỷ nguyên VUCA) nó đã đặt ra thách thức mới trong việc chăm sóc tâm lý và xử lý vấn đề trầm cảm. Việc áp dụng các phương pháp trị liệu tâm lý đa chiều trở nên quan trọng để hỗ trợ những người đang phải đối mặt với tình trạng trầm cảm, giúp họ phục hồi tinh thần và lấy lại sức mạnh để đối mặt với những thách thức trong cuộc sống.
Trị liệu tâm lý cho người bị trầm cảm là khá tích cực và quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống và tâm lý của cho người bị trầm cảm. Đặc biệt là phương pháp CBT (Cognitive Behavioral Therapy) và sự kết hợp với các phương pháp khác, không chỉ giúp giảm triệu chứng trầm cảm mà còn tập trung vào việc phát triển kỹ năng tự quản lý, thay đổi tư duy tiêu cực và xây dựng mối quan hệ xã hội tích cực.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thân chủ với các trải nghiệm sang chấn thời thơ ấu trong nghiên cứu có biểu hiện của các rối loạn tâm lý, niềm tin sai lệch về bản thân, những ảnh hưởng từ sang chấn thời thơ ấu gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại. Qua quá trình trị liệu, người bị trầm cảm có thể học được cách nhìn nhận tích cực về bản thân, hiểu rõ hơn về nguyên nhân gốc rễ của tâm trạng chính mình và phát triển kỹ năng ứng phó, giải quyết vấn đề, cấu trúc lại nhận thức của bản thân giúp thân chủ cảm thấy hạnh phúc hơn.
Sự đa dạng trong các phương pháp trị liệu tâm lý cũng cung cấp cơ hội để tùy chỉnh quá trình điều trị theo nhu cầu và đặc điểm riêng biệt của từng người, từ đó tạo ra những kết quả tích cực và bền vững trong việc vượt qua trầm cảm.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Từ những kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong ca lâm sàng, luận văn đã góp phần cung cấp thêm những bằng chứng về gia tang hiệu quả trị liệu tâm lý của việc kết hợp liệu pháp nhận thức - hành vi với các liệu pháp khác như liệu pháp chánh niệm MBCT (Mindfulness-Based Thererapy); liệu pháp hành vi biện chứng DBT (Dialectical Behavior Therapy)
trong tái cấu trúc nhận thức những niềm tin sai lệch, nhìn nhận đúng về bản thân, hiểu rõ hơn về nguyên nhân gốc rễ và phát triển kỹ năng ứng phó, giải quyết vấn đề giúp thân chủ cảm thấy hạnh phúc bền vững hơn. Đặc biệt trong bối cảnh đất nước Việt Nam đã trãi qua nhiều cuộc chiến tranh, sang chấn tuổi thơ xuyên thế hệ là rất lớn. Thay vì né tránh thì chúng ta cần hướng tới năng lực vượt qua nghịch cảnh cùng thân chủ chiến thắng vấn đề của mình.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
  1. Full name: Tran Thi Anh
  2. Sex: Female
  3. Date of birth: 16/06/1987
  4. Place of birth: Quang Binh
  5. Admission decision number: 2948/2021/QĐ-XHNV, dated 28/12/2021 from the Principal of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
  6. Changes in academic process: None
  7. Official thesis title: “Psychotherapy for an adult with manifestations of depression”
  8. Major: Clinical Psychology
  9. Code: 8310401.02.
  10. Supervisors: Assoc. Prof. Ph.D. Nguyen Minh Duc, National Academy of Education Management.
  11. Summary of the findings of the thesis:
Nowadays, the problem of depression has become a major challenge in global society, affecting millions of people around the world. It is the consequence of the intersection of childhood trauma and the pressure of the current situation: work pressure, epidemics, natural disasters and unpredictable social changes (VUCA Era). ) it has posed new challenges in psychological care and coping with depression. The application of multidimensional psychotherapy approaches has become important to support people facing depression, helping them recover mentally and regain strength to face challenges in their life.
Psychotherapy for people with depression is quite positive and important in improving the quality of life and psychology of people with depression. Especially the CBT (Cognitive Behavioral Therapy) and the combination with other method. It is not only helps reduce depressive symptoms but also focusing on developing self-management skills, changing negative thinking and build positive social relationships.
Research results show that: Clients with traumatic childhood experiences in the study showed signs of psychological disorders, false beliefs about themselves, and effects caused by childhood trauma lots of influences on current life. Through the therapy process, people with depression can learn to positively view themselves, better understand the root causes of their moods, and develop coping, problem-solving, and structural skills. Restructuring one's own perception helps clients feel happier.
The diversity of psychotherapy approaches also provides the opportunity to customize treatment to each person's unique needs and characteristics, thereby creating positive and sustainable results in overcoming depression.
  1. Practical applicability:
From the results obtained through theoretical and practical research in clinical cases, the thesis has contributed to providing more evidence on increasing the effectiveness of psychotherapy by combining cognitive therapy - behavioral with other therapies such as MBCT (Mindfulness-Based Therapy); Dialectical Behavior Therapy (DBT), Eye Movement Desensitization and Reprocessing (EMDR) therapy in cognitive restructuring of false beliefs, repairing oneself correctly, better understanding the root causes, developing coping and problem-solving skills to help clients feel more sustainable happiness. Especially in the context of Vietnam having gone through many wars, cross-generational childhood trauma is huge. Instead of avoiding it, we need to aim for the ability to overcome adversity and help our clients overcome their problems
  1. .Further research directions: None
  2. Thesis-related publications: None
 

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây