1. Họ và tên học viên: Bùi Thị Bích 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 03/08/1998
4. Nơi sinh: Hải Phòng
5. Quyết định công nhận học viên số: 2606 /QĐ-XHNV Ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Mối quan hệ bạn bè và lòng tự trọng của tuổi thiếu niên
8. Chuyên ngành: Tâm lý học; Mã số: 8310401.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Lượt – Khoa Tâm lý học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên Lý thuyết gắn bó nhằm tìm hiểu thực trạng mối quan hệ bạn bè và lòng tự trọng của tuổi thiếu niên. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tìm hiểu mối liên hệ giữa mối quan hệ bạn bè và lòng tự trọng của tuổi thiếu niên. Mẫu nghiên cứu là mẫu thuận tiện bao gồm 221 học sinh THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Trong đó nam chiếm 44.8%, nữ chiếm 55.2%. Các khách thể tham gia nghiên cứu bằng cách trả lời một bảng câu hỏi bao gồm các câu hỏi về đặc điểm nhân khẩu, với Thang đo Lòng Tự trọng Rosenberg và Thang đo Mối quan hệ Bạn bè. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mối quan hệ bạn bè của thiếu niên ở mức độ khá cao. Đối với lòng tự trọng, thiếu niên đánh giá giá trị của bản thân ở mức độ trung bình. Bên cạnh đó, mối quan hệ bạn bè có tương quan thuận với lòng tự trọng của tuổi thiếu niên. Ngoài ra, có sự khác biệt về khối lớp và học lực khi thiếu niên đánh giá lòng tự trọng. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về mối quan hệ bạn bè của thiếu niên về mặt giới tính, khối lớp và học lực. Kết quả này gợi ý cho học sinh, gia đình và nhà trường một số chiến lược nhằm tăng cường mối quan hệ bạn bè và lòng tự trọng của thiếu niên.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu đã góp phần chứng minh cho giả thuyết của Lý thuyết gắn bó về mối liên hệ giữa mối quan hệ bạn bè và lòng tự trọng của thiếu niên. Nghiên cứu chỉ ra mối tương quan thuận giữa mối quan hệ bạn bè và lòng tự trọng của thiếu niên.Từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng tình bạn và lòng tự trọng của tuổi thiếu niên.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không có
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Bui Thi Bich 2. Sex: Female
3. Date of birth: 03/08/1998 4. Place of birth: Hai Phong
5. Admission decision number: 2606 /QĐ-XHNV Dated 26/11/2021 from the Principal of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Friendship and self-esteem of adolescents.
8. Major: Psychology 9. Code: 8310401.01
10. Supervisors: Associate professor Ph.D. Nguyen Van Luot, Faculty of Psychology, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
11. Summary of the findings of the thesis:
The study was conducted based on the attachment theory to investigate the frequency of friendship and self-esteem in adolescents. In addition, the study also investigated the relationship between friendships and self-esteem in adolescents. The study was a convenient sample of 221 students at a secondary school in Hai Phong City. Of which men account for 44.8%, women account for 55.2%. Participants took part in the study by answering a questionnaire about demographic characteristics, the Rosenberg Self-Esteem Scale and the Peer Relationship Scale. Research results show that adolescents' friendships are relatively high. Regarding self-esteem, the level of adolescents’ self-esteem is medium. In addition, friendships are positively correlated with adolescents’ self-esteem. In addition, there are differences in grades and academic performance when students evaluate self-esteem. However, no differences existed in adolescents' friendships regarding gender, grades, and academic performance. As a result, some suggestions are offered to students, families, and schools for boosting friendship and self-esteem in adolescents.
12. Practical applicability, if any:
The research results have contributed to proving the hypothesis of Attachment Theory about the relationship between peer relationships and adolescents' self-esteem. Research shows a positive correlation between friendship relationships and adolescents' self-esteem. From there, recommendations are suggested to improve the quality of friendships and self-esteem of adolescents.
13. Further research directions, if any: None
14. Thesis-related publications: None