TTLV: Hoạt động xã hội hoá sản xuất chương trình của Đài TH TpHCM

Thứ sáu - 04/01/2013 02:12
Thông tin luận văn "Hoạt động xã hội hoá sản xuất chương trình của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và định hướng phát triển" của HVCH Dương Thanh Tùng, chuyên ngành Báo chí học.
Thông tin luận văn "Hoạt động xã hội hoá sản xuất chương trình của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và định hướng phát triển" của HVCH Dương Thanh Tùng, chuyên ngành Báo chí học. 1. Họ và tên học viên: Dương Thanh Tùng 2. Giới tính: Nam 3. Ngày sinh: 9/5/1968 4. Nơi sinh: Hà Nội 5. Quyết định công nhận học viên số: 1887/2010/QĐ-XHNV-SĐH, Ngày: 21/10/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội . 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có 7. Tên đề tài luận văn: Hoạt động xã hội hoá sản xuất chương trình của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và định hướng phát triển 8. Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60. 32. 01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Đặng Thị Thu Hương 11. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Trong những năm gần đây, hoạt động xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình phát triển nhanh, đa dạng về hình thức và trở thành xu hướng phổ biến trong hoạt động sản xuất chung của các đài truyền hình. Thực tế cho thấy, sự đóng góp của các công ti truyền thông tư nhân là không thể phủ nhận, thậm chí ngày càng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động xã hội hoá nói chung và xã hội hoá sản xuất chương trình nói riêng. Từ thực tiễn hoạt động, luận văn đã phân tích, đánh giá thành công và bất cập trong quá trình hợp tác liên kết sản xuất giữa Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh với các công ti truyền thông tư nhân. Thực trạng của hoạt động xã hội hoá sản xuất chương trình được phân tích trong mối quan hệ tổng thể, đa chiều của nhiều yếu tố đang tác động trực tiếp đến hiệu quả của các chương trình. Đó là những yếu tố chủ quan và khách quan về tính mục đích của xã hội hoá, năng lực sản xuất, năng lực quản lí, năng lực dự báo và những yếu tố tác động quan trọng khác từ thị trường quảng cáo, xu hướng thị hiếu…vv. Những vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay và cần được giải quyết một cách toàn diện, thấu đáo chính là mối quan hệ về trách nhiệm, quyền lợi trong hợp tác sản xuất giữa đài truyền hình với công ti truyền thông tư nhân; mối quan hệ giữa tăng trưởng doanh thu và chức năng, nhiệm vụ của đài truyền hình; tính mục đích và khả năng chi phối trong mối quan hệ giữa đài truyền hình, công ti truyền thông tư nhân và công chúng liên quan đến công tác quản lí và định hướng nội dung…Mục đích chính của luận văn là đánh giá đúng thực trạng, từ đó xác định rõ mục đích, tiêu chí xã hội hoá và đề xuất giải pháp nhằm từng bước hoàn thiện quy trình hợp tác, liên kết sản xuất chương trình của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác phát triển báo chí trong tình hình mới. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận văn cung cấp thêm góc nhìn mới về định hướng cho hoạt động xã hội hoá sản xuất chương trình trong bối cảnh xã hội hoá đang trở thành xu hướng chủ đạo trong lĩnh vực sản xuất chương trình truyền hình. Các nội dung được đề cập trong luận văn tuy còn giới hạn, nhưng có thể một số luận điểm sẽ là cơ sở để xác định rõ hơn mục đích, tiêu chí, yêu cầu của xã hội hoá sản xuất chương trình, trong đó đặc biệt là việc xác định năng lực sản xuất theo từng tiêu chí, nhiệm vụ cụ thể trong lộ trình và quy trình hợp tác sản xuất. Luận văn cũng là nguồn tham khảo để những người quan tâm đến hoạt động xã hội hoá sản xuất chương trình của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục nghiên cứu sâu, từng bước hoàn thiện các mô hình hợp tác sản xuất có giá trị thực tiễn cao hơn. 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Duong Thanh Tung 2. Sex: Male 3. Date of birth: 9/5/1968 4. Place of birth: Ha Noi 5. Admission decision number: 1887/2010/QĐ-XHNV-SHĐ; Dated: 21/10/2010 University of Social Sciences and Humanities - VIETNAM National University HANOI 6. Changes in academic process: No 7. Official thesis title: HOCHIMINH TELEVISION’S PROGRAMS PRODUCTION SOCIALISATION – FACTS AND SOLUTIONS 8. Major: Journalism 9. Code: 60.32.01 10. Supervisors: Đặng Thị Thu Hương, PhD 11. Summary of the findings of the thesis: In recent years, television production socialisation has been developing at a tremendously fast pace as a popular trend in programs production to all television stations. In reality, the contribution of private communications companies is undeniable. Their role is getting more and more important in socialisation in general and in TV production in particular. Based on practical experience, the thesis analyzes, estimates the effects as well as the defects in the cooperation process of televison programs production between Ho Chi Minh Television with private communications companies. The whole practical picture of television socialisation is analyzed in the general and multilateral relations of many factors which directly affect the effectiveness of the programs. They are the subjective and objective factors, such as socialisation purpose, production ability, management ability, prediction ability and other factors related to the advertisement market, viewer tendencies and so on. What needs serious care and thorough solutions now are the relation on benefits and responsibilities between television stations and private companies, the relation between revenue growth and typical functions of Vietnam television stations, the target and the method to balance the rights of television stations and private communications companies as well as TV viewers in terms of management and content orientation… This thesis is to estimate exactly what is happening in reality, from which the target and criteria of television socialisation can be identified, the solutions can be reached so as to improve the cooperation process of Ho Chi Minh Television in accordance with the viewpoint of The Party and The Government on journalism development in the new situation. 12. Practical applicability, if any: The thesis provides a new aspect on the orientation of television programs production socialisation when socialisation has become the major tendency in TV programs production. Though limited in range of content, some viewpoints of the thesis could be used to identify more vividly the purposes, criteria, requirements of programs production socialisation, especially to identify the production ability in accordance with each particular criterion and mission in the cooperation process. The thesis is also a source of reference for those who are interested in Ho Chi Minh Television programs production socialisation, to research more intensively to help improve and create more effective new production cooperation modes.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây