TTLV: Di động việc làm của người lao động trên địa bàn Hà Nội

Thứ sáu - 04/01/2013 02:10
Thông tin luận văn "Di động việc làm của người lao động giữa các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH Thái Việt và Công ty cổ phần truyền thông TVShopping)" của HVCH Trần Thị Loan, chuyên ngành Xã hội học.
Thông tin luận văn "Di động việc làm của người lao động giữa các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH Thái Việt và Công ty cổ phần truyền thông TVShopping)" của HVCH Trần Thị Loan, chuyên ngành Xã hội học. 1. Họ và tên học viên: Trần Thị Loan 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 29/03/1985 4. Nơi sinh: Bắc Ninh 5. Quyết định công nhận học viên số 1528/2009/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 14/10/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không 7. Tên đề tài luận văn: Di động việc làm của người lao động giữa các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội (Nghiên cứu trường hợp Công ty TNHH Thái Việt và Công ty cổ phần truyền thông TVShopping) 8. Chuyên ngành: Xã hội học ; Mã số: 60.31.30 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tuấn Anh – Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Việt Nam đang đổi mới và đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, nguồn nhân lực của các doanh nghiệp được đặc biệt chú trọng. Một câu hỏi quan trọng đặt ra ở đây là di động việc làm của người lao động giữa các doanh nghiệp diễn ra như thế nào? Đề tài “Di động việc làm của người lao động giữa các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội” góp phần trả lời câu hỏi này. Kết quả nghiên của đề tài chỉ ra rằng di động việc làm của người lao động giữa các doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến. Có tới ba phần tư trong tổng số 228 người lao động được khảo sát đã thay đổi nơi làm việc trong vòng 5 năm vừa qua. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến quyết định thay đổi chỗ làm việc của người lao động, trong đó lương là yếu tố quan trọng nhất. Kết quả khảo sát cho thấy ba phần tư số người lao động đã chuyển việc làm vì mong muốn có mức lương cao hơn. Cơ hội thăng tiến và tính ổn định của công việc cũng là lí do quan trọng khiến nhiều người lao động chuyển đổi nơi làm việc. Về cách thức người lao động chuyển đổi chỗ làm việc, đề tài chỉ ra rằng người lao động vừa vận dụng nguồn vốn xã hội của họ vừa dựa vào Internet và các phương tiện truyền thông đại chúng để tìm kiếm việc làm và thay đổi chỗ làm việc. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một bộ phần người lao động hài lòng với một số khía cạnh của công việc hiện tại, nhưng, vẫn còn nhiều người chưa hài lòng với công việc mà họ đang có. Từ việc phân tích thực trạng và nguyên nhân người lao động thay đổi nơi làm việc, luận văn đưa ra một số giải pháp giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Tran Thi Loan 2. Sex: female 3. Date of birth: 29/03/1985 4. Place of birth: Bac Ninh 5. Admission decision number: 1528/2009/QD-XHNV-KH Dated on 14October 2009 by the Rector of VNU University of Social Sciences and Humanities. 6. Changes in academic process: no change 7. Official thesis title: Labour Mobility between Businesses in Hanoi (A Case Study of Thái Việt Limited Liability Company and TVShopping-Communication Joint-Stock Company) 8. Major: Sociology 9. Code: 60.31.30 10. Supervisor: Nguyen Tuan Anh, Ph.D, Faculty of Sociology – VNU University of Social Sciences and Humanities. 11. Summary of the findings of the thesis: Vietnam is stepping up the process of innovation and economy restructure. In this context, human resources of businesses play important roles. The raising question is that how does the labour mobility occur between businesses? The thesis partly answers this question. The research shows that labor change from firms to others become more and more popular. In recent 5 years, up to three-quarters of the 228 informants surveyed have changed their workplaces. The thesis also found that main reasons led to the decision changing workplaces of the labor are higher salary, promotion opportunities, stability, etc. Salary seems to be the most important factor as the data show that three-quarters of workers have moved jobs for higher salaries. The thesis indicated that workers use their social capital, the internet and the mass media to find jobs and change workplaces. There are few workers satisfied to some extend of their current jobs. However, there are still many who are not satisfied and potentially keep changing their workplaces. On the basis of the above analysis, this research teases out the policy implications for enterprise to use their human resources more fruitful.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây