TTLV: Hành vi ứng phó với biến đổi khí hậu của các hộ gia đình nông thôn ở khu vực ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Thứ hai - 14/01/2013 09:46
Thông tin luận văn "Hành vi ứng phó với biến đổi khí hậu của các hộ gia đình nông thôn ở khu vực ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế" của HVCH Trần Thị Thuý Hằng, chuyên ngành Xã hội học.
Thông tin luận văn "Hành vi ứng phó với biến đổi khí hậu của các hộ gia đình nông thôn ở khu vực ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế" của HVCH Trần Thị Thuý Hằng, chuyên ngành Xã hội học. 1. Họ và tên học viên: Trần Thị Thuý Hằng 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 01-11-1987 4. Nơi sinh: Thừa Thiên Huế 5. Quyết định công nhận học viên số 1883/2010/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/10/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Hành vi ứng phó với biến đổi khí hậu của các hộ gia đình nông thôn ở khu vực ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế 8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Xuân Bình, Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Khu vực ven biển Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây cũng là nơi có nhiều diễn biến phức tạp liên quan đến biến đổi khí hậu và thảm hoạ thiên tai. Hậu quả của biến đổi khí hậu và thiên tai tại khu vực này khá lớn, tỉ lệ hộ nghèo và tái nghèo luôn có khả năng tăng lên. Các hiện tượng thời tiết bất thường diễn ra ở khu vực này chủ yếu là bão, lũ, kèm theo hiện tượng biển xâm thực. Điều này dẫn đến các hệ quả về tự nhiên cũng như xã hội khác như: tình trạng nhiễm mặn, mất mát nhà cửa, tài sản, sản xuất nông nghiệp khó khăn, nuôi trồng thuỷ sản đình trệ, di cư lao động có xu hướng tăng… Trước thực trạng trên chính quyền và người dân đã có những ứng phó kịp thời như: giảm quy mô sản xuất, thay đổi giống cây trồng vật nuôi, bảo vệ tài sản trước mỗi mùa mưa bão, tái định cư cho người dân khu vực sạt lở với diện tích nhà ở ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu của người dân, xây nhà chống bão… Tuy nhiên, những ứng phó này chỉ mới là trước mắt, về lâu dài cần thực hiện những biện pháp ở quy mô tổng thể. Người dân địa phương từ lâu đã đúc kết được những kho tàng tri thức vô giá về quản lí và khai thác tự nhiên, về bảo vệ môi trường, về chăm sóc sức khoẻ. Trên nền tảng đó, họ đã có những sáng kiến nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH và thảm hoạ thiên tai. Tuy nhiên, vì nhiều lí do, các tri thức bản địa cũng như mong muốn, suy nghĩ của người dân đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Sự suy giảm các nguồn lực tự nhiên, tình trạng khó khăn trong việc phát triển tàu cá công suất lớn, sự hỗ trợ chưa được như mong muốn của các chương trình phát triển mà Nhà nước đang thực hiện, sự thiếu hụt về nguồn lực tài chính. Chính sách hỗ trợ người dân trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH và phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai của Nhà nước còn nhiều bất cập. Các cấp chính quyền chưa đánh giá hết mức độ nghiêm trọng của BĐKH. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, các chính sách đã và đang được thực hiện ở khu vực này chỉ mới coi trọng các mục tiêu trước mặt như xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư tái định cư, hỗ trợ sinh kế, xoá đói giảm nghèo. Việc lồng ghép mục tiêu ứng phó với BĐKH trong các chương trình mục tiêu quốc gia hoặc chương trình phát triển khác gặp nhiều khó khăn, một phần do các quy định về tài chính chưa được khai thông, một phần do các cấp chính quyền chưa thật sự chủ động lồng ghép trong khâu lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng về mặt hoạch định chính sách vì các biện pháp hỗ trợ xã hội, kinh tế, cơ cấu khác nhau có thể được xây dựng và thực thi dựa trên sự khác nhau trong hành vi của mỗi nhóm người.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : TRAN THI THUY HANG 2. Sex: Female 3. Date of birth: 01/11/1987. 4. Place of birth: Thua Thien Hue 5. Admission decision number: 1883/QĐ-XHNV-SĐH. Dated: 21/10/2010 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: Behavioral cope with climate change of the rural households in the coastal areas of Thua Thien Hue 8. Major: Sociology. 9. Code: 60 31 30 10. Supervisors: Dr. Tran Xuan Binh, Faculty of Sociology, Hue university of sciences 11. Summary of the findings of the thesis: Coastal areas of Thua Thien Hue also has the many complicated changes related to climate change and natural disasters in recent years. Consequences of climate change and natural disasters in the region is quite large, the poverty rate and re-poverty are always able to rise. The unusual weather phenomena occur in this area mainly storms, floods, with sea erosion phenomenon. This leads to the consequence of the nature as well as society such as: saline status, loss of homes, property, agricultural difficult production, aquaculture stagnating, labor migration is likely increase ... To address the government and people have responsed in time such as: reducing production scale, changing varieties of plants and animals, protecting properties prior to each rainy season, resettlement of people in landslide region with area of houses more and more relevant to the needs of the people, building house responding storm ... However, this response is just ahead, in the long – term we need to make the methods totally. Local people have concluded the invaluable treasure of knowledge on the management and exploitation of nature, environmental protection, health care in the long time. On that basis, they have had the initiativies to reduce the negative impact of climate change and natural disasters. However, for various reasons, the local knowledge as well as desiring, thinking of the people are faced with many difficulties. Depletion of natural resources, the difficult situation in the development of fishing capacity, the support has not been as desired development program by gorverment, the lack of resources finance. Policies to support the poorer in reducing the negative impacts of climate change on natural disaster prevention and mitigation of the goverment is still insufficient. The government levels have not fully assess the severity of climate change. Therefore, many years, the policies has been made ​​in this area just as important targets such as building infrastructure, investment resettlement, livelihood support, poverty reduction. The integrated response to climate change objectives in the national target programs or other development programs get difficulty, partly due to financial regulations yet to be cleared, in part because the they have not really actively integrate in planning and directing the implementation of socio-economic development plan in general. 12. Practical applicability, if any: The results of this study have important implications on policy because of the social support measures, different economic structures can be developed and implemented based on the differences in the behavior of each group.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây