TTLV: Hợp tác quốc tế tiểu vùng Mê Kông mở rộng

Thứ tư - 24/10/2012 03:03
Thông tin luận văn "Hợp tác quốc tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng và sự tham gia của Việt Nam" của HVCH Lê Diệu Linh, chuyên ngành Quan hệ Quốc tế.
Thông tin luận văn "Hợp tác quốc tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng và sự tham gia của Việt Nam" của HVCH Lê Diệu Linh, chuyên ngành Quan hệ Quốc tế. 1. Họ và tên học viên: Lê Diệu Linh 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 18/06/1986 4. Nơi sinh: Nghi Liên – Nghi Lộc – Tỉnh Nghệ An 5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/QĐ–XHNV-KH&SĐH ngày:14/10/2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không. 7. Tên đề tài luận văn: Hợp tác quốc tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng và sự tham gia của Việt Nam. 8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế; Mã số: 603140 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Duy Dũng Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: - Làm rõ sự phát triển của hợp tác quốc tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng trong thời gian qua. Sáng kiến Hợp tác Quốc tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) được đánh giá là một trong những dự án hợp tác khu vực đạt được nhiều thành công nhất so với những dự án cùng thời kì. Sau 20 năm phát triển, sáng kiến này đã chứng tỏ được vai trò quan trọng trong khu vực và thế giới. Các hoạt động hợp tác trong Tiểu vùng không ngừng được mở rộng và phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần thúc đẩy hội nhập, tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng, nâng cao tri thức nguồn nhân lực, tạo thuận lợi cho phát triển giao thông, thương mại, du lịch, năng lượng,.. Hợp tác GMS đang ngày càng nhận được sự quan tâm ủng hộ của cộng đồng quốc tế cũng như của các quốc gia tại Tiểu vùng. Những khó khăn, thách thức mà các bên tham gia phải đối mặt là không nhỏ. Song các vấn đề này có thể khắc phục và giải quyết từng bước. Bước vào thập kỉ mới 2012-2022, các nước GMS vẫn tiếp tục có những định hướng mới nhằm tăng cường và thúc đẩy phát triển toàn diện hơn nữa. - Đánh giá kết quả và hạn chế của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết hợp tác Tiểu vùng. Việt Nam đã tích cực tham gia từ đầu các chương trình hợp tác GMS và cũng thu được những lợi ích quan trọng từ hợp tác. Trong quá trình hoạt động, Việt Nam gặp nhiều khó khăn cũng như thuận lợi. Tuy nhiên, Việt Nam luôn xem GMS là thị trường quan trọng với mình, biết tận dụng lợi thế địa chính trị, địa kinh tế, cơ cấu dân số trẻ, có tiềm năng để phát huy thế mạnh của mình trong khi triển khai các hoạt động hợp tác. Triển vọng tham gia của Việt Nam trong hợp tác quốc tế GMS là rất lớn, lâu dài và bền vững. - Đề xuất các định hướng và giải pháp về phát triển hợp tác Tiểu vùng nói chung, của Việt Nam nói riêng trong thời gian tới. Có thể nói trong 20 năm qua, Hợp tác phát triển GMS đã có những đóng góp quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các nước trong khu vực. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hợp tác GMS lên xứng với tiềm năng và lợi thế của khu vực, trong giai đoạn tới, các nước GMS cần tiếp tục tăng cường phối hợp, tìm hướng đi thích hợp cho các cơ chế và khuôn khổ hợp tác. Về phần mình, Việt Nam luôn coi trọng các cơ chế hợp tác GMS và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước GMS cũng như các đối tác phát triển để có những đóng góp tích cực và cụ thể hơn nữa, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, hoà bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực. Dự kiến đóng góp mới của luận văn - Góp phần đánh giá đầy đủ hơn thực trạng hợp tác quốc tế Tiểu vùng và sự tham gia của Việt Nam. - Phân tích và cố gắng làm rõ các định hướng và giải pháp phát triển hợp tác quốc tế Tiểu vùng nói chung và của Việt Nam nói riêng trong thời gian tới. - Những giải pháp đặt ra cho Việt Nam để việc hợp tác có hiệu quả cao nhất. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: - Luận văn cung cấp, bổ sung các thông tin và dữ liệu cần thiết về hợp tác quốc tế các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng cũng như sự tham gia của Việt Nam vào sáng kiến hợp tác này. - Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đơn vị, cá nhân liên quan đến công tác nghiên cứu về Tiểu vùng Mê Công mở rộng. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu vai trò của các quốc gia lớn đối với sự phát triển của Tiểu vùng Mê Công mở rộng như Nhật Bản, Mĩ, Hàn Quốc,.. 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Le Dieu Linh 2. Sex: Female 3. Date of birth: 18 June 1986 4. Place of birth: Nghi Lien, Nghi Loc, Nghe An 5. Admission decision number: 1528/QĐ-XHNV-KH&SĐH. Date: 14/10/2009 of Head master of Social Sciences and Humanities University, Hanoi National University 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: International cooperation of Greater Mekong Subregion and participation of Vietnam 8. Major: International Relations Code: 603140 9. Supervisors: Assoc.Prof. PhD Nguyen Duy Dung – Director of Institute for Southern Asian Studies 10. Summary of the findings of the thesis: - To clear development of international cooperation of Greater Mekong Subregion in last time. Invention on international cooperation of Greater Mekong Subregion (GMS) is appreciated being one of the most successful cooperation project. After 20 years of development, this invention proves its important role in the region and the world. Cooperation activities in Subregion has been continuously expanded and developed, obtained big achievements, contributed to integration promotion, strengthened infrastructure connection, enhanced human resource knowledge, made advantages for transport development, commerce, tourist, energy… GMS Cooperation is receiving more and more support of international community and nations in Subregion. There is much difficulties and challenges in participation partner. However, the problems can be settled and solved step by step. Coming to period of 2012-2022, GMS countries has continuously had new orientations to strengthen and promote more comprehensive development. - To appreciate result and limitation of Vietnam in implementing Subregion cooperation commitments From the beginning, Vietnam has actively participated on GMS cooperation program and obtained important interests from cooperation. In process of activity, Vietnam met with difficulties as well as advantages. However, Vietnam always considers GMS as important market, to know making use of advantage of politics, economic, young population structure, to promote its strong point in implementing cooperation activities. Participation prospect of Vietnam in GMS international cooperation is very much, long – term and sustainable. - To propose orientations and solutions to Subregion cooperation development in general and Vietnam in particular in next time In during over 20 years, GMS development cooperation has importantly contributed to social-economic development of all nations in the region. To enhance more effective cooperation of GMS suitable to potentiality and advantage of region, in coming period, GMS countries need to continuously strengthen co-ordination, seek suitable orientation for mechanisms and cooperation framework. In term of Vietnam, it always respects GMS cooperation mechanisms and will maintain continuously close co-ordinate with GMS countries as well as developed partner for more positive and particular contribution, forward to sustainable development, peace, stability and prosperity of region. 10. Summary of the findings of the thesis: - To contribute to fuller appreciation of actual situation on Subregion international cooperation and participation of Vietnam. - To analyse and clear orientations and solution to Subregion cooperation development in general and Vietnam in particular in next time. - The solutions for Vietnam to obtain the best results. 11. Practical applicability, if any: - The thesis supplies, supplements necessary information and data on international cooperation of GMS and participation of Vietnam into this cooperation invention. - The thesis is useful reference document for organizations, individuals related to research on Greater Mekong Subregion. 12. Further research directions, if any: To research role of big nations with development of The Greater Mekong Subregion as Japan, United State of America, Republic of Korea……….. 13. Thesis-related publications: None

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây