TTLV: Hình ảnh nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ

Thứ năm - 18/10/2012 23:30
Thông tin luận văn "Hình ảnh nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ nhìn từ quan điểm giới" của HVCH Trần Thị Thu Hiền, chuyên ngành Văn học Việt Nam.
Thông tin luận văn "Hình ảnh nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ nhìn từ quan điểm giới" của HVCH Trần Thị Thu Hiền, chuyên ngành Văn học Việt Nam. 1. Họ và tên học viên: Trần Thị Thu Hiền 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 16/01/1988 4. Nơi sinh: Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình 5. Quyết định công nhận học viên số: 1883/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 21/10/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Hình ảnh nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ nhìn từ quan điểm giới. 8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Nho Thìn; Công tác tại: Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Trong khuôn khổ của một đề tài luận văn, tôi vận dụng những tri thức văn hoá giới thời trung đại để nghiên cứu hình ảnh nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công trứ nhìn từ quan điểm giới. Kết quả của quá trình nghiên cứu mà tôi đã thực hiện như sau: 1. Xã hội Việt Nam thời trung đại là xã hội nam quyền với quan điểm Nho giáo là quốc giáo. Trong bối cảnh văn hoá đó, người đàn ông luôn mang trong mình sứ mệnh thiêng liêng cao cả và nắm quyền lãnh đạo cao nhất. Người phụ nữ có địa vị thấp hèn, sống trong thân phận bị phụ thuộc và bị chi phối bởi những quan điểm lễ giáo trong xã hội nam quyền. Đọc thơ Nguyễn Công Trứ chúng ta thấy hiện lên là hình ảnh người nam nhi có bản lĩnh, khí phách, khát khao thể hiện con người cá nhân của mình. Thấm nhuần đạo trung hiếu Nho gia và ý thức rất rõ tài đức của mình, cố đem hết tài đức ấy cống hiến để làm nên sự nghiệp và danh tiếng để đời, là bản chất con người Nguyễn Công Trứ. 2. Người nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ vừa mang trong mình những lí tưởng cao đẹp lại có nét thanh cao của người tài tử. Dù có lúc ông nghênh ngang “ngoài vòng cương toả chân cao thấp – trong thú yên hà mặt tỉnh say” nhưng quỹ đạo của Tam giáo vẫn bao lấy ông như một định mệnh. Nguyễn Công Trứ về cơ bản là một nhà nho đã bứt mình lên thành nhà nho tài tử, bác tạp và không thuần thành có những nét ẩn hiện của văn hoá dân gian. 3. Hình ảnh nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ có nhiều điểm giống với các sáng tác của các nhà nho chính thống. Một mặt, người quân tử sống theo học thuyết của nho giáo, mang trong mình sứ mệnh thiêng liêng là tu thân lập nghiệp, giáo hoá đạo đức cho nhân dân, làm tròn bổn phận cao đẹp của người nam nhi. Nhưng mặt khác, người quân tử lại mang trong mình tư tưởng khắc nghiệt, bảo thủ với trinh tiết của người phụ nữ. Bên cạnh đó, người quân tử trong Nguyễn Công Trứ lại có nhiều điểm khác biệt với các nhà nho chính thống. Người quân tử trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ sau khi hoàn thành sứ mệnh khi đứng trong trời đất là hưởng thụ cuộc sống cá nhân, trong đó có cả “cầm, kì, thi, tửu” và đậm chất sắc dục. Nguyễn Công Trứ là một cá nhân sống theo mình, bất chấp mọi ràng buộc, ông luôn tự khoe tài, đề cao cái tài.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Tran Thi Thu Hien 2. Sex: Female 3. Date of birth: 16/01/1988 4. Place of birth: Quang Thien, Kim Son, Ninh Binh 5. Admission decision number: 1883/QĐ-XHNV-SĐH Dated 21/10/2010 6. Changes in academic process: 7. Official thesis title: Macho image in composition Nguyen Cong Tru viewed from the perspective of gender. 8. Major: Vietnamese literature 9. Code: 60 22 34 10. Supervisors: PGS.TS Tran Nho Thin. Working at: Department of Astronomy, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi. 11. Summary of the findings of the thesis: In the framework of a thesis, we use the knowledge of medieval cultural world to study the macho image in the works of Nguyen Cong Tru seen from a gender perspective. Through the research process, we draw some conclusions as follows: 1. Vietnam medieval society is patriarchal society with a view Confucianism as the state religion. In this cultural context, the man always carried his lofty spiritual mission and the highest helm. Women have inferior status, living in dependent status, and is dominated by the views rites in patriarchal society. Read our poet Nguyen Cong Tru shows up is the macho image of bravery, uprightness, the human desire to express their personal. Imbued with religion medium Confucian hospitality and well aware his virtue, trying to bring our natural virtues dedication to make a career and a reputation for life, human nature, Nguyen Cong Tru. 2. Macho in the works of Nguyen Cong Tru is both lofty ideal in his back with the noble character of the actor. Although sometimes his swagger "outside the harnessed feet high low in the quiet ha awake drunk" but the trajectory of the three religions still wrapped around him like a fate. Nguyen Cong Tru basically a house has pulled her up into the grapes amateurs, medical magazines and devout not have the hidden features of folklore. 3. Macho image in the works of Nguyen Cong Tru many similarities with the composition of the orthodox scholars. On the one hand, the gentleman live according to the doctrines of Confucius, in her divine mission is self-made, the moral of the people, to fulfill the noble duty of man. But on the other hand, the gentleman in her harsh thoughts, conservative woman's virginity. Besides, the gentleman in Nguyen Cong Tru has many differences with the mainstream grape. The gentleman in the works of Nguyen Cong Tru, after completion of the mission while standing in heaven and earth is the personal enjoyment of life, including "holding period, construction, wine" and bold sexual nature. Nguyen Cong Tru is an individual living with them, despite all the constraints, he always showed talent, promote the talent.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây