TTLV: Khảo cứu văn bản sắc phong làng xã Thừa Thiên Huế

Thứ ba - 16/10/2012 03:25
Thông tin luận văn "Khảo cứu văn bản sắc phong làng xã Thừa Thiên Huế" của HVCH Nguyễn Thị Xuân Hiền, chuyên ngành Hán Nôm.
Thông tin luận văn "Khảo cứu văn bản sắc phong làng xã Thừa Thiên Huế" của HVCH Nguyễn Thị Xuân Hiền, chuyên ngành Hán Nôm. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Xuân Hiền 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: Ngày 16 tháng 03 năm 1984. 4. Nơi sinh: Thuận Phước, Hải Châu, thành phố Đà Nẵng 5. Quyết định công nhận học viên số:1536/QĐ-XHNV-KH&SĐH Ngày16 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Khảo cứu văn bản sắc phong làng xã Thừa Thiên Huế 8. Chuyên ngành:Hán Nôm ; 9. Mã số: 60 22 40 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Thuỳ Vinh; Cơ quan công tác: Viện Nghiên Cứu Hán Nôm. 11. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Qua quá trình điền dã và khảo sát các văn bản sắc phong làng xã ở Thừa Thiên Huế, bước đầu chúng tôi đã thu thập tư liệu của hơn 350 đạo sắc phong, trong đó đa phần là những sắc phong có niên hiệu từ thời Minh Mệnh đến Bảo Đại. Những văn bản sắc phong cho thần kì làng xã dưới triều Nguyễn đã phác hoạ nên bức tranh về văn hoá phong tục tín ngưỡng ở vùng đất này với hệ thống thần linh đa dạng và phong phú lại mang đậm màu sắc riêng. Bên cạnh những yếu tố văn hoá tâm linh vốn có của những người dân di cư từ Bắc vào vùng Ô châu từ thế kỉ 14 và nhiều nhất là trong thời kì Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá, người dân trong vùng còn tiếp thu và hoà nhập với nhiều dòng chảy văn hoá khác như văn hoá của người Chămpa và người Minh Hương nhập cư tại nơi này. Kết hợp với những văn bản Hán Nôm làng xã khác, sắc phong là một bộ phận văn bản quan trọng cho chúng ta cái nhìn toàn diện về văn hoá vùng Huế. Với số lượng làng xã nhiều cho nên con số về sắc phong chúng tôi khảo sát được chỉ là một phần rất nhỏ, tuy nhiên đây cũng là một sự nổ lực nhằm tạo tiền đề đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu về loại hình văn bản này. Trong quá trình điền dã đã cho thấy rằng các văn bản sắc phong này hiện nay ngoài một bộ phận được giữ gìn rất cẩn thận nhưng cũng có một bộ phận lại rơi vào tình trạng rách nát, mất mát do chịu nhiều tác động của hoàn cảnh tự nhiên và con người. Chính vì vậy để bảo vệ di sản quý giá này cần có sự quan tâm của nhiều cơ quan chuyên môn và xã hội, để cho mạch sống của làng xã luôn được tiếp nối trong đời sống hiện đại cho đến mai sau.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Nguyễn Thị Xuân Hiền 2. Sex: female 3. Date of birth: 16/03/1984. 4. Place of birth: Thuan Phuoc, Hai Chau, Da Nang 5. Admission decision number: 1536/QĐ-XHNV-KH&SĐH. Dated 16/10/2009 6. Changes in academic process: none 7. Official thesis title: A research on royal ordinances in villages ò Thua Thien Hue province. 8. Major: Han Nom 9. Code: 60 22 40 10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr Phạm Thuỳ Vinh.Institution: Institute of Han – Nom studies. 11. Summary of the findings of the thesis: Through the process of conducting research in rural ereas and carrying out survey on ancient documents related to villages in Thua Thien Hue Province, initially, 350 royal ordinances, mostly from the periods of King Minh Mệnh and King Bảo Đại, were collected. The royal ordinances conferred to the villages’ tutelary gods under the reign of the Nguyen Dynasty provided information of the villages’ culture and religion with their own system of various deities. Besides inherent cultural and spriritual factors of dwellers from Northern Vietnam moving to the O chau region in the 14th century, mostly during the reign of Lord Nguyen Hoang over Thuận Hoá region, local residents also acquire and integrate into other cultural flows such as the cultures of Champa and Minh Huong people who came to settle down in this area. Together with other Han – Nom (Sino – Vietnamese) scripts found in the villages, royal ordinance is considered as an important tupe of ancient documents which provides us a holistic view on Hue culture. Because there are a great number of villages, the amount of royal ordinances found in this survey is just a small part of these documents. However, this study is an effort to raise awareness and provide ideas for further research on this type of documents. During the prosess of carrying out this research in rural areas, it is recognised that apart from the well-preserved royal ordinances, many of these ancient documents are in poor condition of being torn or lost due to environmental and human impacts. Therefore, in order to preserved this precious heritage, it is necessary to attract attention of specialized agencies and the society so that village’ lifestyle and tradition are continued in modern and future society.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây