TTLV: Phép quy chiếu trong liên kết văn bản tiếng Việt

Thứ ba - 09/10/2012 03:35
Thông tin luận văn "Phép quy chiếu trong liên kết văn bản tiếng Việt" của HVCH Phạm Thị Hồng Tâm, chuyên ngành Ngôn ngữ học.
Thông tin luận văn "Phép quy chiếu trong liên kết văn bản tiếng Việt" của HVCH Phạm Thị Hồng Tâm, chuyên ngành Ngôn ngữ học. 1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Hồng Tâm 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 24-06-1985 4. Nơi sinh: Hoa Lư – Ninh Bình 5. Quyết định công nhận học viên số 2551/2007 QĐ – XHNV - KH&SĐH ngày 02 tháng 11 năm 2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: “Phép quy chiếu trong liên kết văn bản tiếng Việt” 8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học 9. Mã số: 60 22 01 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Nhàn 11. Tóm tắt các kết quả của luận văn: - Luận văn đã nghiên cứu các khái niệm: văn bản, tính liên kết của văn bản, sự quy chiếu nói chung và phép quy chiếu trong văn bản nói riêng; lấy đó là cơ sở lí thuyết của việc miêu tả, phân tích ngữ pháp – ngữ nghĩa, sự liên kết của một số đơn vị ngôn ngữ tham gia vào phép liên kết quy chiếu trong văn bản tiếng Việt. - Luận văn đã miêu tả, phân tích quan hệ quy chiếu trong văn bản tiếng Việt của một số đơn vị ngữ pháp có tư cách là phương tiện quy chiếu đối với các yếu tố ngôn ngữ khác (từ, ngữ, câu, đoạn văn) của văn bản có tư cách là thực thể hay đối tượng được quy chiếu. Những phương tiện quy chiếu trong văn bản là các đại từ nhân xưng ngôi thứ ba: hắn, y, nó, họ, chúng…; các từ chỉ từ / chỉ định từ: đây, đấy, đó, này, ấy…; các ngữ đoạn có nghĩa chưa cụ thể ở một câu nào đó trong văn bản như: việc này, điều ấy, tin đó, con này… 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn - Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được ứng dụng trong việc giảng dạy cho sinh viên ngữ văn và ngôn ngữ học, cho người nước ngoài học tiếng Việt, giúp họ sử dụng đúng các đại từ nhân xưng, chỉ từ trong các chức năng chỉ trỏ hay thay thế và quy chiếu, góp phần vào việc tạo lập và tri nhận văn bản tốt hơn. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo - Luận văn có thể đi sâu nghiên cứu để đi đến một sự phân biệt quan trọng trong khả năng hành chức của các đơn vị ngôn ngữ đang nghiên cứu: phân biệt thay thế và hồi chiếu. - Luận văn có thể tiếp tục tìm hiểu phép liên kết quy chiếu trong văn bản thể hiện ở việc dùng các yếu tố ngôn ngữ khác, như: thế, vậy chuyên được dùng thay thế và quy chiếu các ngữ vị từ, các câu. 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Phạm Thị Hồng Tâm 2. Sex: Female 3. Date of birth: 24/06/1985 4. Place of birth: Hoa Lư District, Ninh Binh Province 5. Admission decision number: 2551/2007/Decision – University of Social Sciences and Humanities/Postgraduate, signed: 02/11/2007 by the Head - master of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University. 6. Changes in academic process: None 7. Official thesis title: “The reference in Vietnamese text cohesion” 8. Major: Linguistics 9. Code: 60 22 01 10. Supervisor: PhD. Trần Thị Nhàn 11. Summary of the findings of the thesis: Definition studies such as: text, text cohesion, reference in general and reference in text in particular. This study forms the theory basis for description, grammar – semantics analysis, cohesion of some linguistic units participating in cohesion reference in Vietnamese text. Description, analysis reference relation in Vietnamese text of some grammar units considered as reference means in accordance with other linguistic elements (word, phrase, sentence, paragraph) in text seen as referenced entity or object. Reference means in text are: third person pronoun: he, it, they; indicative words: here, there, this, that; no - specific meaning phrases in text such as: this fact, that news, this girl… 12. Pracical applicability: The findings of this research can be used as material for linguistic and phylosophy students education/teaching as well as Vietnamese–studying foreigners. These findings could help them use personal pronouns and indicative words properly in separate functions such as: indication, subsitution or reference, therefore, contribute to get a better text formation and comprehension. 13. Further research directions: - Further studying to gain an important identification in functioning ability of studying linguistic units: identification, substitution and anaphor. - Continue studying reference cohesion in text in the usage of other linguistic elements such as: so, thus, which is usually used for replacing and referencing sentences and phrase. 14. Thesis – related publications: None

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây