TTLV: Âm vực của thanh điệu và giá trị cao độ của giai điệu

Thứ hai - 08/10/2012 23:08
Thông tin luận văn “Mối quan hệ giữa âm vực của thanh điệu trong lời thơ lục bát với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ” của HVCH Hoàng Minh Thuỷ, chuyên ngành Ngôn ngữ học.
Thông tin luận văn “Mối quan hệ giữa âm vực của thanh điệu trong lời thơ lục bát với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ” của HVCH Hoàng Minh Thuỷ, chuyên ngành Ngôn ngữ học. 1. Họ và tên học viên: Hoàng Minh Thuỷ 2. Ngày sinh: 19/10/1984 3. Giới tính: Nam 4. Nơi sinh: Ninh Bình 5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/QĐ/XHNV-KH&SĐH, ngày 02 tháng 11 năm 2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Mối quan hệ giữa âm vực của thanh điệu trong lời thơ lục bát với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ 8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học. Mã số: 60 22 01 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Lí Toàn Thắng – Viện từ điển học. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Trong âm nhạc Việt Nam, nguyên tắc thông thường là nét nhạc tuỳ theo thanh điệu mà lên bổng xuống trầm, âm nhạc Quan họ cũng không nằm ngoài nguyên tắc ấy. Trong tiếng Việt có 6 thanh điệu, trừ thanh Ngang không có dấu biểu thị trên văn tự, còn 5 thanh khác đều mang tên của dấu ghi thanh ấy. Cao độ khác nhau, hay những đặc trưng về âm vực, là những nét khu biệt đầu tiên không thể thiếu được của các thanh điệu. Trong giới Việt ngữ học, đa phần các nhà ngôn ngữ học thường xếp 6 thanh điệu tiếng Việt vào 2 âm vực khác nhau: âm vực cao (ngang - sắc - ngã) và âm vực thấp (huyền - hỏi - nặng). Dân ca Quan họ Bắc Ninh là loại hình nghệ thuật phong phú, độc đáo của dân tộc ta. Hầu hết lời của các bài ca Quan họ đều là thơ lục bát hoặc lục bát biến thể. Theo sự nghiên cứu của các nhà văn hoá dân gian, thực tế sáng tác dân ca (mà người ta ghi lại được) cho thấy có sự phân chia thành 3 âm vực: cao - trung - thấp, và giữa 3 âm vực này có sự tương ứng nhất định, mang tính quy luật với cao độ thanh điệu của các tiếng (âm tiết) trong ca từ (cụ thể ở đây là các câu thơ lục bát). Vì vậy, với việc tìm hiểu âm vực của thanh điệu qua các lời thơ lục bát trong mối tương quan với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca Quan họ Bắc Ninh, những kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ thêm mối quan hệ giữa âm thanh (cụ thể là thanh điệu) của ca từ (cụ thể là lời thơ lục bát) và cao độ của các nốt nhạc được “lên bổng xuống trầm” trong dân ca Việt Nam. Thông qua khảo sát sự tương ứng của các âm tiết mang thanh điệu với những mô hình âm điệu (mô hình nốt nhạc) được thể hiện trong giai điệu dân ca Quan họ, chúng tôi nhận thấy, sáu thanh điệu tiếng Việt với 2 đặc trưng về âm vực (cao – thấp) và đường nét thanh điệu (bằng-trắc) khi đi vào âm nhạc Quan họ đã góp phần tạo nên giai điệu trầm bổng của những làn điệu Quan họ: các mô hình âm điệu trong giai điệu Quan họ ổn định hay luyến lên, luyến xuống là dựa vào âm vực cao thấp và tính chất Bằng-Trắc của thanh điệu tiếng Việt trong lời thơ Quan họ. Mặt khác sự tương ứng giữa âm vực của sáu thanh điệu tiếng Việt và giá trị cao độ của giai điệu thông qua những mô hình âm điệu đôi khi không phải lúc nào cũng diễn biến theo quy luật, mà xuất hiện những mô hình âm điệu không thuận chiều với âm vực của thanh điệu trong các âm tiết. Hiện tượng này là sự ảnh hưởng ngược lại của giá trị cao độ giai điệu âm nhạc đối với âm vực và đường nét thanh điệu tiếng Việt. Như vậy, mối quan hệ giữa âm vực của thanh điệu trong lời thơ với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca Quan họ Bắc Ninh lời xảy ra như sau: âm vực của thanh điệu lời thơ là cơ sở của việc hình thành giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca Quan họ; đường nét thanh điệu tiếng Việt là cơ sở cho việc hình thành những mô hình âm điệu luyến tạo sự mềm mại, trầm bổng của giai điệu dân ca Quan họ. Đôi khi trong giai điệu dân ca Quan họ xuất hiện hiện tượng biến thanh tức là có sự đối lập, phá vỡ quy luật âm vực, đường nét của thanh điệu tiếng Việt trong dân ca Quan họ. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, luận văn đã có những đóng góp nhất định cho việc tìm hiểu giá trị nghệ thuật của một loại âm nhạc truyền thống của dân tộc nói chung cũng như những đặc trưng ca từ của nó nói riêng. Khảo sát mở rộng thêm sự tương ứng giữa thanh điệu tiếng Việt với giai điệu âm nhạc (qua các mô hình âm điệu) với các bản kí âm âm nhạc hiện đại (tân nhạc), luận văn góp phần làm rõ thêm sự thẩm âm thực tế của người Việt đối với các thanh điệu được thể hiện qua âm nhạc và thi ca. Với kết quả nghiên cứu này, hi vọng luận văn của chúng tôi cũng sẽ có những đóng góp nhất định cho việc nghiên cứu về hệ thống ngữ âm - âm vị của tiếng Việt nói chung và hệ thống thanh điệu của tiếng Việt nói riêng. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể vận dụng vào việc nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ - văn hoá mà cụ thể là ngôn ngữ học và âm nhạc học. - Hiểu rõ các đặc trưng thanh điệu trong tiếng Việt, các nhạc sĩ khi sáng tác, các nghệ sĩ khi biểu diễn sẽ có hình dung cụ thể hơn, để đảm bảo “tròn vành rõ chữ” cho tác phẩm họ thể hiện. 12. Hướng nghiên cứu tiếp theo: - Tìm hiểu mối quan hệ giữa thanh điệu tiếng Việt với Âm nhạc: từ âm nhạc cổ truyền tới âm nhạc hiện đại. - Nghiên cứu hiện tượng biến thanh trong âm nhạc cổ truyền. - Nghiên cứu cách xử lí ngôn ngữ tiếng Việt trong âm nhạc: trường hợp thanh điệu. 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Chưa có.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Mr Hoang Minh Thuy 2. Date of Birth: 19/10/1984 3. Gender: Male 4. Place of Birth: Ninh Binh province 5. Admission decision number: 2551/2007/QD/XHNV-KH&SDH on November, 2nd, 2007 of the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University. 6. Changes in academic process: None 7. Title of thesis: The relationship between the pitch range of the tone in poetry of Luc Bat form and the value of tone height of the tunes in old folk songs of Quan Ho Bac Ninh 8. Major: Linguistics. Code: 60 22 01 9. Scientific guiding instructor: Prof. Dr Li Toan Thang – Vietnam Institute of Lexicography and Encyclopedia. 10. Summary results of the thesis: In Vietnamese music, the common rule is that the music definition going up or deep down depends on the tone. The music of Quan Ho is no exception to this rule. Vietnamese language has six tones, in which the Ngang tone has no diacritic mark and five (5) other tones are denoted by their own diacritic marks. Different pitches, or the typical characteristics of pitch, are the first indispensable distinctive feature of the tone. Among Vietnamese language study, most linguists often divide the six tones into 2 different pitch ranges: high tones (Ngang - Sắc - Ngã) and low tone (Huyền - Hỏi - Nặng). Quan ho Bac Ninh folk is a rich and unique art of our country. Most of the lyrics of the Quan Ho song are Luc Bat poetry form or rooted from Luc Bat poetry form. According to the study of folklorists, actual folk composition (which people have recorded) shows a division of three pitch ranges: high - medium – low. Between the three pitch ranges, there is certain correspondence that has principle of the tone height of the language (syllables) in the lyrics (in particular, here is the sentence of Luc Bat poetry). Therefore, with understanding of the pitch of the tone through the lyrics of Luc Bat poetry in relation to the value of tone height of the tunes in old folk songs of Quan Ho Bac Ninh, the research findings will contribute to further clarify the relationship between sound (tone, in particular) of lyrics (namely Luc Bat poetry) and the pitch of the notes "up and deep down" in the Vietnamese folk songs. Through surveying the corresponding of tone-marked syllables with the tone models (music note models) presented in Quan Ho folk melodies, we found that six Vietnamese tones with 2 special referendum on the pitch (high - low) and tone contours (bằng-trắc) getting into Quan Ho music have contributed to the creation of up and down tunes of the Quan Ho: the tone models in Quan Ho melody stabilizing or going up, falling are based on the high or low pitch and the nature of Vietnamese tone contours (Bằng-Trắc) in Quan Ho poetry. On the other hand, the correspondence between the pitch of the six tones in Vietnamese and the value of tone height of the tunes through the tonal pattern is not always happened in the principle, and sometimes appears unfavorable tone models with the pitch of the tone of the syllable. This phenomenon is the opposite effect of the value of tone height of music tunes to the pitch and tone contours in Vietnamese. Thus, the relationship between the pitch of the tone in poetry with the value of tone height of the tunes in old folk songs of Quan Ho Bac Ninh occurs as follows: pitch of the tone in poetry is the basis of the formation of the value of tone height of the tunes in folk songs of Quan Ho; Vietnamese tone contours is the basis for forming the tone models that create the soft, high-low tones in Quan Ho folk melodies. Quan Ho folk melodies sometimes have changing tones, i.e the opposite effect breaking the rules of Vietnamese pitch, tone contours in Quan Ho. On the basis of these findings, the thesis has made ​​certain contributions to understand the artistic value of a traditional music of our nation in general as well as the characteristics of its lyrics in particular. With extended survey to the correspondence between Vietnamese tone contours and music tone (though tone models) and the note definition of modern music (new music), the thesis contributes to clarify the actual understanding of Vietnamese people to all tone contours shown by music and poetry. With the results of this study, we hope that our thesis will also have certain contributions to the study of the phonetic system – phonemes of Vietnamese in general and the system of tone contours of Vietnamese in particular. 11. Practical applicability: - The research results of the thesis can be applied to the interdisciplinary study of languages – cultures, in particular linguistics and musicology. - Clear understanding of the characteristic of tone contours in Vietnamese; the musicians, artists will know more to ensure “circular ring and clear text - tròn vành rõ chữ" in presenting their works. 12. Further research directions: - Further understanding of the relationship between Vietnamese tone contours and music: from traditional music to modern music. - Study of the phenomenon of opposite effect in traditional music. - Study of using Vietnamese language in music: case of tone contours. 13. The published works related to the thesis: None.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây