1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thu Trang
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 04/08/1988
4. Nơi sinh: Bắc Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số: 4058/2022/QĐ-XHNV ngày 28/12/2022 Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu sự xung đột giữa các bên liên quan trong các hoạt động du lịch tại Quần thể danh thắng Tràng An.
8. Chuyên ngành: Du lịch ; Mã số: 8810101.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Hồng Long, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu những xung đột giữa bốn nhóm liên quan trong các hoạt động phát triển du lịch tại Quần thể danh thắng Tràng An (QTDTTA) bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Các dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn sâu bán cấu trúc với các bên, bao gồm cộng đồng địa phương, doanh nghiệp du lịch, chính quyền địa phương và khách du lịch. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự xung đột này xuất hiện cả trong nhóm và liên nhóm trên cả 3 khía cạnh kinh tế, văn hóa-xã hội và tài nguyên-môi trường. Nguyên nhân chính của những mâu thuẫn này xuất phát từ sự khác biệt trong động cơ, mục đích và lợi ích khi tham gia các hoạt động du lịch của các bên liên quan.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu là nguồn dữ liệu đầu vào đáng tin cậy cho các chiến lược và kế hoạch phát triển du lịch tại QTDTTA và giúp Ban quản lý hiểu rõ hơn về thực trạng những mâu thuẫn giữa các bên liên quan tại Quần thể. Từ đó đưa ra những giải pháp và kế hoạch phát triển du lịch hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các bên liên quan, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài được đề xuất như sau: Thứ nhất, có thể chọn các địa điểm nghiên cứu là các khu di sản khác hoặc các điểm đến có những bối cảnh đa dạng hơn để đối chiếu, so sánh kết quả. Thứ hai, có thể sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp định lượng để mở rộng quy mô mẫu, điều tra những khác biệt nào trong nhận thức dựa trên đặc điểm nhân khẩu học của các bên, đặc biệt là nhóm cư dân địa phương và khách du lịch.
13. Các công trình đó công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Thu Trang
2. Sex: Female
3. Date of birth: August 4, 1988
4. Place of birth: Bac Ninh
5. Student recognition decision No. 4058/2022/QĐ-XHNV dated December 28, 2022 Principal of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
6. Changes in the training process: None
7. Thesis title: Research on the conflict among tourism stakeholders in tourism activities at Trang An Scenic Landscape Complex.
8. Major: Tourism Code: 8810101.01
9. Scientific supervisor: Assoc. Prof, Dr. Pham Hong Long, University of Social Sciences and Humanities, VNU
10. Summary of the results of the thesis:
The study focused on investigating conflicts among four stakeholder groups in tourism development activities at Trang An Scenic Landscape Complex using qualitative research methods.. Data were collected through in-depth semi-structured interviews with different stakeholders, including local communities, tourism businesses, local authorities and tourists. The research results indicate that these conflicts appear in both intra-group and inter-group on all three aspects: economic, socio-cultural and resource-environmental. The main causes of these conflicts stem from differences in motivations, purposes and benefits when participating in tourism activities of stakeholders.
11. Practical applicability
The research results are a reliable source of input data for tourism development strategies and plans at Trang An Scenic Landscape Complex. This result can also help the Management Board understand the current context of conflicts between stakeholders at this heritage site. From there, it proposes reasonable solutions and tourism development plans, ensuring the harmony of interests of all stakeholders, aiming towards the goal of sustainable tourism development.
12. Future research direction
Further research directions can be proposed as follows: Firstly, the research site can be selected as other heritage sites or destinations with more diverse contexts to compare the results. Secondly, other research methods such as quantitative methods can be used to expand the sample size, investigating any differences in perception based on the demographic characteristics of the parties, especially the local residents and tourists.
13. Published works related to the thesis: