TTLV: Mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên ở tỉnh Bắc Giang từ góc nhìn công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp trường THPT Yên Dũng số 1, xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang)

Chủ nhật - 26/10/2014 23:13

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Bùi Thị Bích Ngọc 

 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 17/8/1989

4. Nơi sinh: Bắc Giang

5. Quyết định công nhận học viên số: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 6 tháng 8 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận văn: Mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên ở tỉnh Bắc Giang từ góc nhìn công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp trường THPT Yên Dũng số 1, xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang)

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội           Mã số: 60900101

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Thị Minh Ngọc, Học viện chính trị - Hành chính khu vực I

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên đã được triển khai tại trường THPT Yên Dũng số 1, xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Mô hình được triển khai với các nội dung chính về tư vấn kỹ, năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục, thăm khám sức khỏe sinh sản, phòng tránh thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục; hình thức hoạt động của mô hình cũng đa dạng từ tư vấn trực tiếp, sinh hoạt câu lạc bộ, phát thanh, tờ rơi/tờ bướm đến tổ chức hội thi hay lồng ghép vào các môn học… Dù diễn ra dưới hình thức nào thì nội dung đều hướng vào việc nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi của vị thành niên về chăm sóc sức khỏe sinh sản

Nghiên cứu cũng chỉ ra sự tham gia của vị thành niên vào mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên sự tham gia của các em còn chưa đồng đều giữa các hình thức và nội dung, điều này chứng tỏ các hoạt động của mô hình còn thiếu sức hút với các em vị thành niên. Mức độ hài lòng của vị thành niên khi tham gia mô hình tương đối cao nhưng chưa đồng đều.

Vai trò của công tác xã hội trong quá trình thực hiện mô hình cũng đã được chỉ ra qua các vai trò giáo dục, tư vấn, liên kết. Cách tiếp cận theo công tác xã hội đã giúp những người thực hiện chương trình thuận lợi hơn trong việc giải quyết các vấn đề của vị thành niên về chăm sóc sức khỏe sinh sản

Việc triển khai mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên tại trường THPT Yên Dũng số 1 vẫn còn gặp phải những khó khăn bởi nhận thức, quan niệm về sức khỏe sinh sản còn hạn chế, trình độ chuyên môn của đội ngũ thực hiện chương trình chưa đồng đều và còn thiếu sự liên kết, đồng bộ với các ban ngành liên quan.

Nghiên cứu cũng chỉ ra những giải pháp gắn với khó khăn trong thời gian thực hiện mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên tại trường THPT Yên Dũng số 1.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: (nếu có)

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: Bui Thi Bich Ngoc

2. Sex: Female

3. Date of birth: 17/8/1989

4. Place of  birth: Bac Giang

5. Admission decision number: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH Dated 06/08/2012 by the Rector of the University of Social Sciencer and Hunmanities, Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in academic process:

7. Official thesis title: Models of reproductive health care in juvenile Bac Giang province from the perspective of social work (case study No. 1 high school Yen Dung, Nham Son Commune, Yen Dung District, Bac Giang Province)

8. Major: Social work  9. Code: 60900101

10. Supervisors: Assoc.Prof. Dr. Tran Thi Minh Ngoc, Academy of politics region I

11. Summary of the findings of the thesis:

The research results show that the pattern of reproductive health care adolescents were deployed in Yen Dung No. 1 High School, Nham Son Commune, Yen Dung District, Bac Giang Province. The model was implemented with the main content of counseling skills, life skills related to reproductive health / sexual health, reproductive health visits, contraception and diseases transmitted sexually; active form of the model is varied from direct advice, activity clubs, radio, flyers / brochures to organize contests or integrated into the courses ... Whatever form it takes place the content is aimed at raising awareness, attitudes and behaviors of adolescents on reproductive health care

The study also indicated the involvement of minors in the model of reproductive health care. However, their participation was not equal between form and content, indicating the operation of the model lacks appeal to minors. Satisfaction levels of juvenile participation model is relatively high but not uniform.

The role of social work in the process of implementing the model has been shown through the role of education, counseling, links. Approach in social work has helped the program implementation more favorable in solving the problems of adolescents on reproductive health care

The deployment model of reproductive health care in high school adolescents Yen Dung No. 1 still encounter difficulties by perceptions, concept of reproductive health is limited, qualification of staff program implementation has been uneven and missing links, synchronous with the relevant authorities.

The study also pointed out the difficulties associated with the solution of real-time model of reproductive health care for adolescents in secondary schools Yen Dung No. 1.

12. Practical applicability, if any: ...........................................................................................

13. Further research directions, if any: ..................................................................................

14. Thesis-related publications: ..............................................................................................

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây