TTLV: Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ban đầu của phụ nữ nghèo tại xã Đồng Sơn - huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ.

Thứ hai - 27/10/2014 04:03

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên: Lương Thị Thanh Hà - 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 21/12/1988.  4. Nơi sinh: Thanh Sơn - Phú Thọ.

5. Quyết định công nhận học viên số 1936/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có.

7. Tên đề tài luận văn: Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ban đầu của phụ nữ nghèo tại xã Đồng Sơn - huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ.

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội. Mã số: 60 90 01 01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Kim Dung - Trưởng khoa Công tác xã hội - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

10. Tóm tắt kết quả của luận văn:

Luận văn trình bày và đánh giá được thực trạng, nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nghèo tại xã Đồng Sơn hiện nay. Từ đó nhận diện được những nhu cầu của phụ nữ nghèo và vai trò của nhân viên CTXH trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nghèo. Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ nghèo tại xã Đồng Sơn có nhu cầu lớn được hỗ trợ trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, mà quan trọng nhất là nhu cầu được cung cấp kiến thức cần thiết và cơ bản nhất trong lĩnh vực này như: kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc khi mang thai, kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh môi trường,…

Từ kết quả trên, luận văn cũng đề xuất một số biện pháp mang tính công tác xã hội phù hợp để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nghèo tại xã Đồng Sơn. Trong đó thấy rõ vai trò cần thiết của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nghèo tại xã.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận văn đi sâu tìm hiểu đưa lại nhận thức rõ hơn về thực trạng và những nhu cầu của phụ nữ nghèo trong chăm sóc sức khỏe ban đầu; chỉ ra những vai trò của người hỗ trợ và đề xuất những giải pháp nâng cao mang tính khả thi. Kết quả của luận văn có thể ứng dụng để phát triển vai trò của các công tác viên công tác xã hội cấp xã hiện tại, đồng thời góp phần thúc đẩy hoạt động của mạng lưới công tác xã hội cấp xã, mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với những phụ nữ nghèo tại xã Đồng Sơn.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Chăm sóc sức khỏe ban đầu luôn được nhà nước quan tâm chú trọng, nhưng thực tế còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Đặc biệt là chưa có sự tham gia của công tác xã hội trong lĩnh vực này. Phụ nữ nghèo sống tại các vùng miền khó khăn luôn phải chịu thiệt thòi trong việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhưng lại chưa có những chính sách cũng như biện pháp cụ thể hướng tới từng đối tượng này để tăng năng lực tự chủ của họ trong việc nâng cao sức khỏe bản thân cũng như của gia đình và xã hội.

Vì vậy, thông qua kết quả của luận văn, có thể đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Tìm hiểu biện pháp tăng cường năng lực tự chủ của phụ nữ nghèo miền núi trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Tìm hiểu biện pháp phát triển vai trò của nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nghèo tại các xã miền núi khó khăn.

- Một số ý kiến về xây dựng chính sách hỗ trợ phụ nữ nghèo miền núi trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : LUONG THI THANH HA.        2. Sex: Female

3. Date of birth: 21/12/1988.                                4. Place of  birth: Phú Thọ

5. Admission decision number: 1936/2011/QĐ-XHNV-SĐH. Dated:10/10/2011

6. Changes in academic process: .............................................................................................

7. Official thesis title: The Support Needs in Primary Heath Care of Poor Women at Dong Son Village - Tan Son District - Phu Tho Province.

8. Major: Social Work                                  9. Code: 60 90 01 01

10. Supervisors: Ph.D VU THI KIM DUNG - Dean of Social Work Faculty - Hanoi National University of Education.

11. Summary of the findings of the thesis:

This thesis presents and evaluates current situation, the causes of difficulties in primary medical care activity for poor women in Dong Son village today. From the evaluation, it identifies poor women’s needs and roles of social workers in supporting primary medical care for poor women. Research results show poor women in Dong Son village have significant need to be supported in primary medical care, and most importantly, to be supplied with the most basic and necessary knowledge in this field such as: knowledge about reproductive health care, pregnancy care, nutrition, sanitation, ...

From the above results, the thesis also proposes a number of appropriate social solutions to support primary health care for poor women in Dong Son village. It shows the necessary role of social workers in supporting primary health care for poor women in the village.

12. Practical applicability, if any:

 Thesis gives an insight into the situation and the needs of poor women in primary health care; pointed out the role of supporters and recommend feasible improving solutions. The thesis results can be applied to develop the role of current social work officers at commune level, and contributes to enhance activities of social worker network at commune level, brings many practical benefits for poor women in Dong Son village.

13. Further research directions, if any:

 Although primary health care has always been noticed by the government, there are still many difficulties in practice. Especially, there is a lack of social workers’ involvement in this field. Poor women in many difficult regions are disadvantaged in accessing to health care services, while there are no policies and concrete measures towards increasing capacity their autonomy in improving their health and that of their families and society.

Therefore, the thesis results can suggest some directions for further research:

- Find out solutions to strengthen the autonomy capacity of women in the poor mountainous areas in primary health care.

- Find out measures to develop the role of social workers in the field of primary health care for poor women in difficult mountainous areas.

- Some comments on policy development to support poor women in the mountainous areas in primary health care.

14. Thesis-related publications: ..............................................................................................

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây