TTLV: Nghệ thuật tự sự trong hai tiểu thuyết Đức Thánh Trần và Trần Thủ Độ của Trần Thanh Cảnh

Thứ tư - 07/06/2023 22:59
1. Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG      2.  Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 02/12/1990
4. Nơi sinh: Tân Dân, thị trấnThứa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
5. Quyết định công nhận học viên số: 1811/2021/QH-XHNV Ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng)
7. Tên đề tài luận văn: Nghệ thuật tự sự trong hai tiểu thuyết Đức Thánh Trần và Trần Thủ Độ của Trần Thanh Cảnh
8. Chuyên ngành: Lí luận văn học; Mã số: 8229030.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Khánh Thành, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Luận văn nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong hai tiểu thuyết Đức Thánh Trần và Trần Thủ Độ của Trần Thanh Cảnh. Luận văn đã tổng quan những vấn đề cơ bản của lí thuyết tự sự và các bình diện tự sự trong tiểu thuyết. Từ cơ sở lý luận về nghệ thuật tự sự và thực tiễn sáng tác của nhà văn Trần Thanh Cảnh, luận văn đi sâu nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong hai tiểu thuyết Đức Thánh Trần và Trần Thủ Độ. Các nhân vật đều được xây dựng từ nguồn sử liệu chính thống và dã sử, được đặt trong thế giới nhân vật phong phú và đa dạng và những hư cấu nghệ thuật thể hiện tài năng sáng tạo của nhà văn. Ở phần tiếp theo, luận văn đi sâu khai thác nghệ thuật xây dựng nhân vật Trần Hưng Đạo với những phẩm chất cao đẹp: văn võ song toàn, trung quân ái quốc, say đắm trong tình yêu. Bên cạnh đó, nhân vật Trần Thủ Độ cũng được nhà văn Trần Thanh Cảnh khắc họa mang những nét tính cách khá ấn tượng như là con người có tình yêu chung thủy, tài cao chí lớn dựng cơ đồ và là người chí công vô tư. Bên cạnh đó, cuốn tiểu thuyết về nhân vật lịch sử Trần Thủ Độ cũng thể hiện những quan niệm muốn phản biện lại lịch sử bằng cách để cho các nhân vật của hiện tại và quá khứ có cuộc đối thoại trong không gian nửa hư nửa thực. Và trong chương cuối của luận văn, người viết trình bày những khái niệm khoa học về ngôi kể, điểm nhìn, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và cốt truyện, ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu trần thuật phong phú trong hai cuốn tiểu thuyết. Trong quá trình phân tích, lý giải, luận văn có chỉ rõ những đóng góp đáng trân trọng của nhà văn Trần Thanh Cảnh trong nghệ thuật tự sự của hai cuốn tiểu thuyết Đức Thánh Trần và Trần Thủ Độ.
11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: Luận văn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên, giáo viên trong việc tìm hiểu tiểu thuyết của Trần Thanh Cảnh và thời đại nhà Trần, một trong những triều đại vẻ vang nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu sáng tác của nhà văn Trần Thanh Cảnh từ hướng tiếp cận văn hóa và từ lý thuyết diễn ngôn.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
(liệt kê các công trình theo thứ tự thời gian nếu có)

 
NFORMATION ON MASTER’S THESIS


1. Full name: NGUYEN THI PHUONG DUNG 2. Sex: female
3. Date of birth: 02/12/1990  
4. Place of birth: Thua town – Luong Tai district – Bac Ninh Province
5. Admission decision number: 1811/2021/QĐ-XHNV  Dated :8/9/2021
by Rector VNU University of Social Sciences and Humanities
6. Changes in academic process: Nothing changes
(List the forms of change and corresponding times)
7. Official thesis title: Narrative forms in Tran Thanh Canh’s Duc Thanh Tran and Tran Thu Do novels
8. Major: literary theory          9. Code: 8229030.01
10. Supervisors: Assoc Prof Dr. Tran Khanh Thanh, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
(Full name, academic title and degree)
11. Summary of the findings of the thesis: This thesis aims to analysis narrative forms in the two novels of Duc Thanh Tran and Tran Thu Do written by Tran Thanh Canh. In chapter one, the thesis summarizes narrative theory and narrative aspects in the novel such as narrator, language, tone and character, and then give an overview of the writing journey of Tran Thanh Canh, to begin with the first stories received many awards to three novels about the Tran Dynasty. The Tran Thanh Canh writer’s attitude and evaluation towards historical characters and his pride and love to the nation is shown in all novels. In chapter two, the thesis delves into exploiting the art of character building in the two novels of Duc Thanh Tran and Tran Thu Do. The characters are created based on both official and historical sources, and set in imaginary situations. In the next section, the thesis analysis the qualities of the main character Tran Hung Dao such as literary martial arts, patriotism, and love passion.  In term of personality traits, the character Tran Thu Do is also portrayed as such a man with loyal in love, great talent and impartiality in work. In addition, the novel about Tran Thu Do also shows the views that counter the historians’ views through the conservation between the current characters and the historical ones. In the last chapter of the thesis, the writer presents scientific concepts of the narrator, the point of view, the art of constructing story situations and plots, language and narrative tone in two novels. The thesis clearly shows the significant contributions of the writer Tran Thanh Canh in the narrative art of the two novels Duc Thanh Tran and Tran Thu Do.
12. Practical applicability, if any: This thesis provides students and teachers with further sources of reference that gives an inside into the novels of Tran Thanh Canh and the Tran Dynasty, one of the most glorious dynasties in the history of Vietnam.
13. Further research directions, if any: The cultural approach and the theory of discourse are applied in research on the novels of Tran Thanh Canh.
14. Thesis-related publications:
 (List them in chronological order)



 

Tác giả: USSH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây