Thông tin luận văn "Nghiên cứu quy trình sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (Gameshows) (Khảo sát 3 Gameshows dành cho 3 đối tượng tiêu biểu: Đồ Rê Mí, Rung chuông vàng và Vui,Khoẻ, Có ích)" của HVCH Nguyễn Quỳnh Trang, chuyên ngành Báo chí học.
1. Họ và tên học viên: Nguyễn Quỳnh Trang
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 22/9/1987
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 1528/ QĐ – XHNV – KH &SĐH Ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Nghiên cứu quy trình sản xuất các chương trình trò chơi truyền hình (Gameshows) (Khảo sát 3 Gameshows dành cho 3 đối tượng tiêu biểu: Đồ Rê Mí, Rung chuông vàng và Vui,Khoẻ, Có ích)
8. Chuyên ngành: Báo chí học. Mã số: 60.32.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Xuân Sơn – Đại học KHXHVN – ĐHQGHN
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
- Luận văn đưa ra được những khái niệm cơ bản về Trò chơi truyền hình, các bước phát triển và quá trình hình thành phát triển của trò chơi truyền hình tại Việt Nam. Luận văn cũng nêu ra những thông tin cơ bản về 03 trò chơi truyền hình tiêu biểu được chọn để khảo sát phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của luận văn.
- Luận văn đã đưa ra một quy trình sản xuất chuẩn hiện nay tại các cơ quan
sản xuất trò chơi truyền hình. Thông qua việc đưa ra một quy trình sản xuất chương trình trò chơi truyền hình chuẩn, luận văn đã nghiên cứu chi tiết cụ thể
các bước, các công đoạn cũng như những vấn đề còn tồn đọng và cần giải quyết trong quy trình sản xuất.
- Với việc phân tích và nghiên cứu quy trình sản xuất chương trình trò chơi
truyền hình, tác giả luận văn cũng đưa ra những nhận định về thành công, hạn chế, tìm ra nguyên nhân thành công hạn chế. Đồng thời bằng thực tiễn và kinh nghiệm làm việc của mình đã đưa ra những kiến nghị về các vấn đề còn đang tồn tại trong quy trình sản xuất trò chơi truyền hình của những người trực tiếp tham gia
sản xuất tại Đài Truyền hình Việt Nam.
- Luận văn phẩn nào đã nêu ra những đề xuất, phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quy trình sản xuất trò chơi truyền hình để vừa đạt hiệu quả vừa tiết kiệm sức người sức của và hướng tới chuyên nghiệp hoá quy trình
sản xuất trò chơi truyền hình.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Đây là tài liệu tham khảo dành cho những người quan tâm đến trò chơi truyền hình. Đồng thời cung cấp cái nhìn toàn diện hơn cho khán giả biết được toàn bộ quá trình để sản xuất ra một chương trình
trò chơi truyền hình hoàn chỉnh bao gồm cụ thể những khâu như thế nào. Và
quan trọng hơn cả, đây là một tài liệu quan trọng dành cho những ai yêu thích và có mong muốn được trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất trò chơi truyền hình trong tương lai.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Nguyen Quynh Trang
2. Sex: Female
3. Date of birth: 22.09.1987
4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 1528/QD – XHNV – KH&SDH Date: October 14, 2009, of the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Ha noi National University.
7. Official thesis title: Research of TV game shows and its production process (Case studies: 03 game shows for 03 different and typical group of audiences:: Do re mi; Golden Bell; Happy, Strong and Helpful)
8. Major: Journalism 9. Code: 60.32.01
10. Supervisors: Associate professor Dương Xuân Sơn – University of social sciences and humanities – Vietnam national university
11. Summary of the findings of the thesis:
- The research shows basic concepts and knowledge about TV game show, its development in Vietnam. The research also furnishes fundamental information about the three chosen typical game shows for research purpose.
- The research generalises a standard production process of TV stations. Thanks to this standard, this study explains TV game show production’s pros and cons and improvement suggestions.
- By analyzing and researching TV program producing, the author of this thesis thanks to her work experience implies recommendations and solutions for producers, editors and so on of Vietnam National Television.
-By some means, the research provides not only time but also human resources saving solutions, to professionalise the TV game show produce.
12. Practical applicability, if any: This research refers to people who have interest in TV game show and also provides a better panorama for audiences about production process in making a TV game show. More importantly, this would be considered an important dossier for people who pay attention and are looking forward participating in game show production in the near future.