TTLV: Ứng dụng công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ giảm hại chất với nhóm nam đồng giới sử dụng chất khi quan hệ tình dục (chemsex)

Thứ sáu - 06/12/2024 04:08
1. Họ và tên học viên: Võ Quang Huy
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 24/09/1998
4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận học viên số: 3732/QĐ-XHNV ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Ứng dụng công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ giảm hại chất với nhóm nam đồng giới sử dụng chất khi quan hệ tình dục (chemsex)
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội  
               Mã số: 8760101.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Hồi Loan, công tác tại khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả luận văn:
Hành vi chemsex ngày càng gia tăng trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) trẻ, chủ yếu nhằm kéo dài thời gian quan hệ và tăng khoái cảm. Tuy nhiên, hành vi này dẫn đến nguy cơ cao lây nhiễm HIV, các bệnh lây qua đường tình dục (STIs) và suy giảm sức khỏe tâm thần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Trong bối cảnh đó, mô hình công tác xã hội nhóm (CTXH nhóm) được triển khai nhằm giảm thiểu các tác hại từ hành vi này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình CTXH nhóm có hiệu quả rõ rệt. 100% thành viên tham gia giảm ít nhất một nửa tần suất sử dụng chất khi quan hệ tình dục, tuân thủ điều trị dự phòng HIV (PrEP), và cam kết sử dụng bao cao su. Mô hình cũng nâng cao nhận thức của thành viên về tác hại của chemsex, giúp họ thay đổi hành vi tích cực, cải thiện sức khỏe tâm thần thông qua việc giảm cảm giác cô lập và tăng sự tự tin. Không gian an toàn của nhóm tạo điều kiện cho các thành viên chia sẻ, học hỏi và xây dựng trách nhiệm với bản thân cũng như cộng đồng.
Tuy nhiên, thách thức lớn vẫn là duy trì sự tham gia lâu dài và giảm kỳ thị xã hội. Kết quả nghiên cứu mở ra hướng đi tiềm năng trong việc ứng dụng CTXH nhóm, đồng thời khuyến nghị phát triển các mô hình hỗ trợ bền vững hơn để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho nhóm MSM trẻ.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Nghiên cứu khẳng định mô hình CTXH nhóm là giải pháp hiệu quả trong hỗ trợ nhóm MSM trẻ giảm hại từ hành vi chemsex. Mô hình dễ triển khai trong cộng đồng, giúp nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, và cải thiện sức khỏe thể chất, tâm thần. Kết quả cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng các chương trình can thiệp tương tự, đồng thời mở rộng áp dụng trong các nhóm yếu thế khác, góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm HIV và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: không
 
INFORMATION ABOUT THE MASTER'S THESIS
 
1. Full Name of the Student: Vo Quang Huy
2. Gender: Male
3. Date of Birth: September 24, 1998
4. Place of Birth: Nghệ An
5. Decision on the Recognition of Student Status: No. 3732/QĐ-XHNV, dated December 9, 2022, issued by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes During the Training Process: None
7. Thesis Title: Application of Group Social Work in Harm Reduction for Men Who Have Sex with Men (MSM) Engaging in Substance Use during Sexual Activity (Chemsex)
8. Discipline: Social Work        Code: 8760101.01
9. Academic Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Hoi Loan, Faculty of Sociology, University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
10. Summary of Thesis Findings:
Chemsex behavior is increasingly prevalent among young men who have sex with men (MSM), primarily aimed at prolonging sexual intercourse and enhancing sexual pleasure. However, this behavior significantly increases the risk of HIV transmission, sexually transmitted infections (STIs), and mental health deterioration, posing severe consequences for both individual and public health. In response, the group social work (GSW) model has been implemented to mitigate the harms associated with this behavior.
The findings of the study demonstrate the significant effectiveness of the GSW model. 100% of the participants reduced their frequency of substance use during sexual activities by at least 50%, adhered to HIV pre-exposure prophylaxis (PrEP), and committed to consistent condom use. The model also contributed to raising participants' awareness of the detrimental effects of chemsex, facilitating positive behavioral change, and improving mental health by reducing feelings of isolation and fostering greater self-confidence. The group environment provided a safe space for participants to engage in sharing, learning, and developing both individual and collective responsibility.
However, a key challenge remains in ensuring long-term engagement and addressing social stigma. The results of this study suggest the promising potential of the GSW model and recommend the development of more sustainable intervention frameworks to comprehensively protect the health of young MSM.
11. Practical Implications:
This study affirms that the GSW model is an effective approach to supporting young MSM in mitigating the harms of chemsex. The model is easily implementable within the community, aiding in raising awareness, changing behaviors, and improving both physical and mental health. The findings provide a solid scientific and practical foundation for the development of similar intervention programs, as well as the potential for scaling such models to other vulnerable populations, thereby contributing to the reduction of HIV transmission and safeguarding public health.
12. Future Research Directions: None
13. Related Publications: None

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây