TTLV: Chính sách Quốc phòng - An ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp (2018-2024)

Thứ năm - 05/12/2024 01:10
1. Họ và tên học viên: Phạm Việt Phong                2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 03/05/1985
4. Nơi sinh: Hòa Bình
5. Quyết định công nhận học viên số: 4058/2022/QĐ-XHNV ngày 28/12/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Chính sách Quốc phòng - An ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Cộng hòa Pháp (2018-2024)
8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế; Mã số: 8310601.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Điệp Thành, Khoa Quản trị và Kinh tế sáng tạo, Trường Khoa học liên ngành và nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Chương 1: Việc hoạch định chính sách của Pháp tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương không chỉ là một phản ứng của Pháp trước tình hình quốc tế phức tạp, mà còn là nỗ lực củng cố vị thế của mình thông qua sự hiện diện quân sự, ngoại giao đa phương và bảo vệ lợi ích quốc gia tại khu vực. Bên cạnh đó, bối cảnh quốc tế và khu vực đầy biến động, với sự cạnh tranh gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, xung đột ở Trung Đông và căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên. Điều này đòi hỏi Pháp phải linh hoạt trong điều chỉnh chiến lược, đồng thời củng cố các sáng kiến hợp tác quốc phòng và kinh tế. Những thách thức lớn bao gồm cạnh tranh địa chính trị, xung đột khu vực và các vấn đề an ninh phi truyền thống như cướp biển, khủng bố và biến đổi khí hậu.
Chương 2: Nội dung và thực tiễn triển khai chính sách quốc phòng - an ninh của Pháp tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, tập trung vào các hoạt động quân sự, hợp tác quốc tế và kinh tế. Về quân sự, Pháp duy trì 8.000 quân tại các lãnh thổ hải ngoại và tổ chức tập trận chung với Ấn Độ, Australia và Nhật Bản nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và tự do hàng hải. Về đối ngoại, Pháp tăng cường hợp tác với các đối tác chiến lược và tham gia các diễn đàn đa phương như ASEAN để thúc đẩy trật tự khu vực dựa trên luật pháp quốc tế. Ngoài ra, Pháp chú trọng an ninh phi truyền thống như chống cướp biển và bảo vệ môi trường biển. Bên cạnh đó, Pháp đẩy mạnh đầu tư và thương mại, kết hợp lợi ích kinh tế với mục tiêu quốc phòng. Chính sách này thể hiện sự kết hợp giữa sức mạnh quân sự, ngoại giao và kinh tế để khẳng định vai trò của Pháp trong khu vực .
Chương 3: Đánh giá tác động của chính sách quốc phòng - an ninh của Pháp tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam. Theo đó, Pháp được nhìn nhận là một đối tác quan trọng trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược ngày càng gia tăng. Sự hiện diện của Pháp tạo ra cơ hội hợp tác quốc phòng, kinh tế và ngoại giao cho các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Từ thực tiễn này, Việt Nam cần tận dụng mối quan hệ với Pháp để thúc đẩy hợp tác an ninh hàng hải, học hỏi kinh nghiệm về chiến lược quốc phòng và tăng cường khả năng ứng phó với các thách thức phi truyền thống như cướp biển và biến đổi khí hậu. Đồng thời, việc tham gia các cơ chế đa phương với sự hỗ trợ của Pháp sẽ giúp Việt Nam nâng cao vị thế và bảo vệ lợi ích quốc gia trong bối cảnh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang có nhiều biến động.
11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: Không
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
 
 
INFORMATION ON MASTER’S THESIS


1. Full name: Pham Viet Phong                                                     2. Sex: Male
3. Date of birth: 3rd May 1985                                        4. Place of  birth: Hoa Binh
5. Admission decision number: 4058/2022/QĐ-XHNV            Dated: 28th December 2022
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: France's Indo-Pacific Defense and Security Policy (2018-2024)
8. Major: International relations                                                 9. Code: 8310601.01
10. Supervisors: Dr. Tran Diep Thanh                  
11. Summary of the findings of the thesis:
Chapter 1: France's policy-making in the Indo-Pacific region is not merely a response to the complex international situation, but also an effort to strengthen its position through military presence, multilateral diplomacy, and the protection of national interests. Additionally, the volatile international and regional context, marked by intense competition between the US and China, conflicts in the Middle East, and tensions on the Korean Peninsula, requires France to flexibly adjust its strategy while consolidating defense and economic cooperation initiatives. Major challenges include geopolitical competition, regional conflicts, and non-traditional security issues such as piracy, terrorism, and climate change.
Chapter 2: The content and implementation of France's defense and security policy in the Indo-Pacific region focus on military activities, international cooperation, and economic initiatives. Militarily, France maintains 8,000 troops in overseas territories and conducts joint exercises with India, Australia, and Japan to safeguard national interests and ensure freedom of navigation. On the diplomatic front, France strengthens cooperation with strategic partners and engages in multilateral forums such as ASEAN to promote a rules-based regional order. Additionally, France emphasizes non-traditional security issues, including combating piracy and protecting the marine environment. Furthermore, France boosts investment and trade, aligning economic interests with defense objectives. This policy reflects the integration of military strength, diplomacy, and economic strategies to affirm France's role in the region.
Chapter 3: Evaluating the impact of France's defense and security policy in the Indo-Pacific and offering recommendations for Vietnam, France is seen as an important partner in maintaining a rules-based international order, especially amid increasing strategic competition. France's presence creates opportunities for defense, economic, and diplomatic cooperation for countries in the region, including Vietnam. Based on this, Vietnam should leverage its relationship with France to enhance maritime security cooperation, learn from France’s defense strategy experience, and strengthen its capacity to address non-traditional challenges such as piracy and climate change. Participation in multilateral mechanisms with French support will also help Vietnam enhance its position and safeguard national interests in the increasingly dynamic Indo-Pacific region.
12. Practical applicability, if any: None
13. Further research directions, if any: None
14. Thesis-related publications: None

                                                                   







 

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây