TTLV: Phân tích đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng Hàn – Việt từ góc độ ngôn ngữ và văn hoá

Thứ bảy - 24/12/2011 09:41
Thông tin luận văn "Phân tích đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng Hàn – Việt từ góc độ ngôn ngữ và văn hoá" của HVCH Đào Hoài Thu, chuyên ngành Ngôn ngữ học.
Thông tin luận văn "Phân tích đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng Hàn – Việt từ góc độ ngôn ngữ và văn hoá" của HVCH Đào Hoài Thu, chuyên ngành Ngôn ngữ học.
  1. Họ và tên học viên: Đào Hoài Thu
  2. Giới tính : Nữ
  3. Ngày sinh: 24 tháng 09 năm 1983
  4. Nơi sinh: Thành phố Thái Nguyên
  5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày: 02 tháng 11 năm 2007
  6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: (nếu có)
  7. Tên đề tài: Phân tích đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng Hàn – Việt từ góc độ ngôn ngữ và văn hoá.
  8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học. Mã số: 60 22 01
  9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trịnh Cẩm Lan
  10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Từ chỉ quan hệ họ hàng là một bộ phận từ vựng đặc biệt trong mỗi ngôn ngữ. Những đặc điểm về cấu tạo, ngữ nghĩa của lớp từ này không chỉ thể hiện nhiều đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá - giao tiếp của mỗi ngôn ngữ mà còn thể hiện phần nào chiều sâu văn hoá của dân tộc là chủ nhân của ngôn ngữ ấy. Ngôn ngữ, với tư cách vừa là một thành tố của văn hoá, vừa là một phương tiện biểu hiện của văn hoá, là sự phản ánh các giá trị văn hoá, cách tư duy, sự suy nghĩ và quan niệm nhân sinh của một dân tộc. Lớp từ chỉ quan hệ họ hàng trong mỗi ngôn ngữ, không chỉ thế, còn phản ánh một phần quan niệm ứng xử có văn hoá của mỗi dân tộc. Phân tích - đối chiếu lớp từ này giữa hai ngôn ngữ sẽ giúp hiểu biết sâu sắc hơn về sự khác biệt giữa các nền văn hoá. Vì những ý nghĩa lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài “Phân tích đối chiếu từ chỉ quan hệ họ hàng Hàn - Việt từ góc độ ngôn ngữ và văn hoá”. Nghiên cứu tập trung vào phân tích, đối chiếu lớp từ chỉ quan hệ họ hàng Hàn - Việt về mặt cấu tạo, ngữ nghĩa và văn hoá. Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp sau đây: Phương pháp phân tích thành tố được sử dụng để phân tích cấu tạo của lớp từ chỉ quan hệ họ hàng là đối tượng nghiên cứu. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa được sử dụng để phân tích và khái quát ý nghĩa và giá trị văn hoá - giao tiếp của lớp từ là đối tượng nghiên cứu. Phương pháp so sánh đối chiếu để đối chiếu đặc trưng của lớp từ này trong hai ngôn ngữ trên các bình diện cấu tạo, ngữ nghĩa và văn hoá. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương Chương I: Cơ sở lí thuyết Chương II: Phân tích, đối chiếu cấu tạo của từ chỉ quan hệ họ hàng Hàn - Việt Chương III: Phân tích, đối chiếu ngữ nghĩa của từ chỉ quan hệ họ hàng tiếng Hàn và tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ và văn hoá. Nghiên cứu nhằm tìm ra những tương đồng, khác biệt về cấu tạo, ngữ nghĩa và văn hoá giữa lớp từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Hàn và tiếng Việt để giúp cho việc giảng dạy và học tập tiếng Hàn, giúp tìm ra con đường ngắn nhất để tiếp cận với lối tư duy, lối diễn đạt và lối ứng xử có văn hoá của người bản ngữ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng nhằm tạo tiền đề, cơ sở cho các nghiên cứu sau này.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

  1. Full name: Dao Hoai Thu
  2. Sex: Female
  3. Date of birth: September 24, 1983
  4. Place of birth: Thai Nguyen City
  5. Admission decision number: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated: November 2, 2007
  6. Changes in academic process: No
  7. Official thesis title: “The analysis - comparative kinship word group of Korean - Vietnamese in a view of language and culture”
  8. Major: Linguistics
  9. Code: 60 22 01
  10. Supervisors: Prof. Dr. Trinh Cam Lan
  11. Summary of the findings of the thesis:
Kinship word group is a special lexical part in each language. Characteristics of structure, meaning of this word group not only express linguistic, cultural, communicative characteristics of each language but also express the cultural depth of that language. Linguistic, as a part of culture, is means of cultural expression, as well as is a reflection of cultural values, ways of thinking and humanity concepts of one nation. Class word of kinship in each language, also reflect a part of good behavior concept. The analysis - comparative of this class word between two languages will help us know deeply about the differences among others cultures. Because of the above theoretical and practical meanings, we choose this topic “The analysis - comparative kinship word group of Korean-Vietnamese in a view of language and culture”. The research focuses on analyzing, comparing kinship class word between Korean and Vietnamese about structure, meaning and culture. The research uses some following methods: Method of elements analysis is used to analyze the structure of kinship word class. Method of semantic analysis is used to analyze and generalize the meaning and communicative, cultural values. Comparative method is used to compare the characteristic of structure meaning and culture. Beside of the introduction and conclusion, the thesis is divided into 3 chapters: Chapter 1: Theoretical basis Chapter 2: The analyze and comparative of kinship word Korean – Vietnamese. Chapter 3: The analyze and comparative of kinship word between Korean and Vietnamese in view of language and culture. The research aims to find out the similarities and differences of structure, meaning and culture between kinship class word in Korean and Vietnamese, in order to help the teaching and studying of Korean, find out the shortest way to approach the ways of thinking, expressing, behavior of native people, Moreover, the research also aims to make the premise, base, for the later researches.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây