1. Họ và tên học viên:Nguyễn Xuân Linh 2. Giới tính Nam
3. Ngày sinh:17/12/1982
4. Nơi sinh:Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 3617/2018/QĐ-XHNV Ngày 04 tháng 12 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn từ tháng 12/2020 đến 6/2021
7. Tên đề tài luận văn: Sự triển khai sức mạnh mềm của Trung Quốc ở Đông Nam Á (2002 – 2020)
8. Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế ; Mã số: 8310601.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Tuấn Thanh, Viện Nghiên cứu Chiến lược – Học viện Ngoại giao
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Đông Nam Á có vị trí chủ chốt, kết nối thị trường vận tải biển giữa Đông Á với Đông Nam Á - là mấu chốt tác động đến cơ cấu kinh tế thế giới hiện nay. Ngày nay quan hệ giữa các quốc gia và khu vực Đông Nam Á ngày càng trở nên quan trọng hơn trong chiến lược quốc tế. Hơn nữa, Trung Quốc và Đông Nam là láng giềng, ở một mức độ nhất định thì Đông Nam Á là vành đai an ninh quốc gia của Trung Quốc, một yếu tố quan trọng đối với sự ổn định chính trị, ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định và phát triển của kinh tế Trung Quốc. Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, Trung Quốc quan hệ với thế giới ngày càng chặt chẽ hơn. Đồng thời, mức độ va chạm và mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á cũng gia tăng, tác động tiêu cực đến an ninh quốc gia, chính trị và kinh tế Trung Quốc. Do đó, việc Trung Quốc xây dựng sức mạnh mềm quốc gia, duy trì hòa bình và phát triển khu vực ở Đông Nam Á có ý nghĩa to lớn.
Bên cạnh sức mạnh cứng ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc, quan hệ Trung Quốc - Đông Nam Á ngày càng trở nên khăng khít với ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ tại Đông Nam Á. Ảnh hưởng này không phải thông qua đe dọa hay răn đe quyền lực cứng, mà là kết quả tự nhiên của việc nuôi dưỡng và phát triển quyền lực mềm của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Những năm gần đây, Trung Quốc xây dựng và phát triển quyền lực mềm tại Đông Nam Á thông qua việc cải cách mô hình, cải thiện hình ảnh quốc gia, giao tiếp văn hóa, giao lưu và hợp tác văn hóa, hỗ trợ nhân đạo, chống tranh chấp quốc tế, tích cực xây dựng trật tự mới của cộng đồng quốc tế. Những hoạt động này đã thểhiện một sức hút mạnh mẽ. Ngoài ra, do tính đặc thù và phức tạp của Đông Nam Á, Trung Quốc có cả lợi thế và hạn chế trong việc nâng cao sức mạnh mềm ở Đông Nam Á. Điều quan trọng là xác định đúng lợi thế và hạn chế của Trung Quốc trong xây dựng sức mạnh mềm ở Đông Nam Á. Sẽ có lợi cho Trung Quốc nếu tận dụng tốt quyền lực mềm, duy trì hòa bình và phát triển chung ở Trung Quốc và Đông Nam Á.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Đề tài này được dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các cán bộ của các Viện Nghiên cứu, sinh viên các trường đại học nghiên cứu về Trung Quốc nói chung và sức mạnh mềm của Trung Quốc nói riêng ở Việt Nam.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Đề tài này có thể sẽ là tiền đề để tác giả triển khai thêm các nội dung liên quan trong dự định học Nghiên cứu sinh tiến sĩ về sau
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Nguyen Xuan Linh 2. Sex: Male
3. Date of birth: 17/12/1982 4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 3617/2018/QĐ-XHNV Dated 04/12/2018 by the President of Hanoi University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
6. Changes in academic process: To Extend from 12/2020 to 6/2021
7. Official thesis title: China's soft power deployment in Southeast Asia (2002 - 2020)
8. Major: International Relation 9. Code: 8310601.01
10. Supervisors: Dr. Le Tuan Thanh, The Insitute for Foreign Policy and Strategic Studies, Diplomatic Academy of VietNam.
11. Summary of the findings of the thesis: Southeast Asia is located in the fortress, connecting the shipping market of East Asia and Southeast Asia. It is the key affects about the economic structure of the world today. Nowadays the relationship during countries and Southeast Asia is becoming more and more important in the international strategy. What is more , China and Southeast are neighbors, to a certain extent Southeast Asia is Chinese national security perimeter, an important factor to Chinese political stability which directly affects the stability and development of the economy in China. With the rapid growth of economy in China, China ties with the world more and closely. Meanwhile, the number of friction and contradictions between China and countries in Southeast Asian also increased, which has a negative impact on Chinese national security, politics and economy. Thus, it is of great significance for China to build a national soft power and maintain regional peace and development in Southeast Asia.
Besides the growing strength of China's hard power, the relationship between China and Southeast Asian countries is becoming increasingly close, and China has shown a strong influence in Southeast Asia. This influence is not through threat or deterrence on hard power, but a natural result of fostering and developing Chinese soft power in Southeast Asia. In recent years, through the enhancing of China mode, national image, cultural communication, cultural exchanges and cooperation, humanitarian assistance, international disputes, and actively build new order of international community construction and development of the China way in the southeast region of soft power, and showing a strong attraction. In addition, due to the particularity and complexity of Southeast Asia in the world, China has both advantages and limitations in enhancing its national soft power in Southeast Asia. It is important to correctly know Chinese advantages and limitations on building up the national soft power in Southeast Asia . It will a be benefit for China to play well the role of soft power , maintain the common peace and development in China and Southeast Asia.
12. Practical applicability: The thesis is use as study and reference material for think-tanks, university student majoring in Chinese study in general and China’s soft power in particular in Vietnam
13. Further research directions: The thesis maybe foundation for the author to conduct further researches for Phd
14. Thesis-related publications: