TTLV: "Tác động của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến biến đổi chức năng kinh tế của hộ gia đình ở huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại xã Ái Quốc và xã Đồng Lạc)"

Thứ năm - 23/10/2014 05:18

THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ

1. Họ và tên học viên:  Đỗ Hồng Thịnh

2. Giới tính:  Nam

3. Ngày sinh: 04/10/1985

4. Nơi sinh: Xã Tân Trào - huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương

5. Quyết định công nhận học viên số: 1936/2011/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 10/10/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo

(ghi các hình thức thay đổi và thời gian tương ứng).

7. Tên đề tài luận văn: "Tác động của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến biến đổi chức năng kinh tế của hộ gia đình ở huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại xã Ái Quốc và xã Đồng Lạc)".

8. Chuyên ngành: Xã hội học

9. Mã số: 60 31 03 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Hào Quang

11. Tóm tắt các kết quả của luận văn:

Quá trình thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại xã Ái Quốc và xã Đồng Lạc là quá trình chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Diện tích đất nông nghiệp tại địa bàn 2 xã ngày càng bị thu hẹp do chính sách thu hồi đất nông nghiệp của Đảng và Nhà nước nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tập trung phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, và thay vào đó là việc mở rộng phát triển các khu công nghiêp, các nhà máy, các khu chế xuất, các công trình phúc lợi xã hội. Quá trình đó đã tạo ra những yếu tố tích cực như sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống của hộ gia đình, kèm theo đó là sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, lao động nông nghiệp giảm và thay vào đó là sự gia tăng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Sự biến đổi đó thể hiện qua sự biến đổi các chức năng cơ bản của gia đình, trong đó được thể hiện rõ nhất qua biến đổi chức năng kinh tế của hộ gia đình.

Quá trình thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đã có tác động đến sự biến đổi các chức năng cơ bản trong gia đình, đặc biệt là chức năng kinh tế hộ gia đình. Sự thay đổi đó được thể hiện qua thông qua sự thay đổi về cơ cấu nghề nghiệp, lao động, việc làm, mức sống và thu nhập; thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh, mức sống, thu nhập và chi tiêu hộ gia đình; thay đổi chiến lược sống của gia đình; đồng thời nó cũng làm cho tình trạng thất nghiệp và dư thừa lao động ngày càng tăng. Người nông dân bị mất đất canh tác buộc phải chuyển đổi ngành nghề, khi không còn đất để sản xuất nông nghiệp thì họ sẽ phải tính toán và có những sự lựa chọn cho chiến lược sống lâu dài cho cả gia đình, có hướng đầu tư vào phát triển chăn nuôi, họ sử dụng tiền đền bù để có thể tự bỏ vốn hoặc chung vốn cổ phần để đầu tư cho phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và mở rộng xưởng sản xuất nhằm tạo công ăn việc làm tại chỗ cho gia đình mình và có thể giải quyết được phần nào cho những người nông dân ở địa phương có được việc làm có thêm thu nhập, hạn chế lượng lao động dư thừa và thất nghiệp ở địa phương.  Ngoài ra, họ là cha mẹ cũng phải có sự định hướng nghề nghiệp lâu dài cho con cái của họ. Bên cạnh đó

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến đổi về chức năng kinh tế của hộ gia đình là do sự tác động của quá trình thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để phục vụ cho phát triển các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, các cụm công nghiệp và dịch vụ. Đó là sự biến đổi trong cơ cấu nghề nghiệp, lao động, việc làm, thu nhập và chiến lược sống của hộ gia đình. Người dân mất đất sản xuất, gia đình phải chuyển đổi nghề nghiệp và chưa thích ứng được với điều kiện mới, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình trật tự an ninh tại địa phương ngày càng phức tạp. Những nhân tố này tạo ra áp lực người nông dân bị mất đất canh tác. Mặt khác sự biến đổi chức năng kinh tế gia đình được thể hiện qua mức sống của một bộ phận người nông dân giảm do các khu công nghiệp được xây dựng trên cơ sở thu hồi đất nông nghiệp, mà người nông dân sống chủ yếu dựa vào nghề sản xuất nông nghiệp. Họ sẽ gặp khó khăn để tìm được công việc mới, và từ đó họ sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp và tạo ra thị trường lao động khó khăn đối với chính họ. Người nông dân khó để thích ứng được với môi trường công nghiệp, không dễ dàng gì để người nông dân có được một công việc ổn định sau khi mất ruộng và cơ hội càng trở nên hiếm hoi khi họ không được đào tạo về chuyên môn, chất lượng nguồn nhân lực của họ không đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Ngoài ra, những yếu tố như: bụi, rác thải, tiếng ồn, nước thải, khói bụi công nghiệp và phế thải công nghiệp có ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt ở khu dân cư, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân địa phương. Như vậy, trong các yếu tố tác động đến sức khoẻ của người dân nông thôn, phần lớn liên quan đến các hoạt động của khu công nghiệp do các hoạt động của các doanh nghiệp. Công nghiệp hoá nông thôn đã góp phần tạo nên những biến đổi nhiều mặt đối với đời sống gia đình nông thôn, với sự thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cải thiện mức sống, tạo thêm những việc làm mới, giảm lao động nông nghiệp và tăng lao động phi nông nghiệp. Bên cạnh mặt tích cực, công nghiệp hoá nông thôn cũng nảy sinh các vấn đề xã hội bức xúc, do thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp, nông dân mất đất sản xuất, thiếu việc làm nên một bộ phận gia đình nông dân có thu nhập thấp và mức sống giảm; các tệ nạn xã hội ngày càng tăng; môi trường sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các khu công nghiệp ở nông thôn đang có những tác động không tốt đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, đe doạ sức khoẻ của người dân nông thôn.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có).

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: nếu có.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận văn

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Do Hong Thinh                                    2. Sex: Male

3. Date of birth: October 4th 1985                   

4. Place of  birth:  Tan Trao Commune - Thanh Mien District - Hai Duong Province.

5. Admission decision number: 1936 dated October 10th 2011 by Rector of  University of Social sciences and Humanities, Viet Nam National University, Ha Noi.

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title:  “To impact of the withdrawal of agricultural land to change the function of the household economy in Nam Sach district, Hai Duong province (Case study in Dong Lac commune and Ai Quoc"

8. Major:   Sociology                                        9. Code: 60 31 03 01

10.Supervisors:  Associate Professor Dr. Vu Hao Quang.

11. Summary of the findings of the thesis:

The process of recovery of agricultural land in communal Ai Quoc and Dong Lac from traditional agriculture to industrial development, small industry and commercial services. The area of ​​agricultural land in areas 2 communes increasingly shrinking due to policies regain land of agriculture of the State and Party to serve the development of industrialization and modernization of the country and focus on developing key economic areas, and instead is expanding development of industrial parks, factories, export processing zones, the social welfare projects. That process has generated positive factors such as economic growth, raise incomes, improve living standards of households, which is attached to the restructuring of industry, labor and agriculture fell instead, the rise of industry, small industry and commercial services. The variations shown by the transformation of the basic functions of the family, through the functional changes of the household economy.

The process of recovery of agricultural land had impacted on the transformation of the basic functions of the family, especially the function of the household economy. That change is reflected through changes in the occupational structure, labor, employment, living standards and income; changes in production and business methods, standard of living, income and expenditure of households; changing strategies of family life; it also makes unemployment and surplus labor is increasing. The farmers are landless forced career change, when there is no land for agricultural production, they will have to calculate and there are options for long-term survival strategy for the whole family, with the first direction investment in livestock development, they use the compensation to construction and expansion of production facilities to create jobs as the spot for his family and can solve partial to local farmers get more income jobs, limiting the amount of surplus labor and local unemployment. In addition, parents also have a long-term career orientation for their children

Besides, the main reason leading to the transformation of the economic function of families is due to the impact of the withdrawal of agricultural land to cater for the development of industrial parks, manufacturing plants, the industrial and service clusters. It is the change in the occupational structure, labor, employment, income and life  of households. The production landless families to switch careers and have not adapted to the new conditions, a shortage of jobs, unemployment, increasing social vices, security and order situation in the locality days increasingly complex. These factors create pressures for farmers are landless. On the other hand the economic function family transformation is expressed through the life of a farmer division by the industrial park was built on the basis of recovery of agricultural land, farmers living mainly based in agriculture vocational . They will difficult to find a new job, and then they will fall in unemployment. Difficult for farmers to adapt to industrial environment. It is not easy for farmers to get a stable job after losing land and opportunities become more scarce as they are not trained in professional quality  meet to demand of the labor market in the context of globalization.

In addition, factors such as dust, garbage, noise, waste water, industrial smog and industrial waste that affect daily life in residential areas, especially directly affect health health of local people. Thus, the factors affecting the health of people in rural areas, mostly related to the operation of industrial parks by the operation of the business. Rural industrialization has contributed to changes in many aspects of family life in rural areas, to promote the restructuring of industry, improve living standards, create new jobs, reduce agricultural labor and  increased non-agricultural labor. Besides the positive side, rural industrialization also raises pressing social issues, land acquisition for industrial park development, production landless, unemployed were a part of the family farmer with low incomes and living standards fell; the social evils growing; ecological environment seriously affected. The industrial zones in rural areas are having a negative impact to the natural environment and social environment, threatening the health of rural people.

12. Practical applicability, if any:

13. Further research directions, if any:

14. Thesis-related publications:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây