Ngôn ngữ
1. Họ và tên học viên: Dương Thùy Lương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 22/12/1990
4. Nơi sinh: La Hiên- Võ Nhai- Thái Nguyên
5. Quyết định công nhận học viên số: 4295/2016/QĐ-XHNV, ngày 16/12/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Thực trạng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ sau ly hôn ( Nghiên cứu tại Quận thanh Xuân thuộc thành phố Hà Nội)
8. Ngành : Xã hội học. Mã số: 60310301
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa, hiện công tác tại Khoa Xã hội học – Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Học viên đã thu thập thông tin tài liệu, các nghiên cứu, báo cáo, dữ liệu thống kê, khảo sát, nhằm thu thập dữ liệu cần thiết cho Luận văn. Tiến hành nghiên cứu, lọc dữ liệu, phỏng vấn sâu và lấy dữ liệu định tính từ các ý kiến của các bên liên quan với vấn đề nghiên cứu. Từ đó làm rõ và phân tích thực tế đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ sau ly hôn ( Nghiên cứu tại Quận thanh Xuân thuộc thành phố Hà Nội), từ đó có những đánh giá, so sánh và nhận định về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của phụ nữ sau ly hôn tại quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội.
Trên cơ sở những thực trạng thu được từ quá trình nghiên cứu, luận văn cũng đã bước đầu đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp cơ bản nhằm giảm thiểu ly hôn. Hoặc với việc ly hôn là lựa chọn đúng cho cuộc hôn nhân thất bại thì phải có những chương trình chính sách phát huy hơn nữa hiệu quả của việc tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống tinh thần của phụ nữ sau ly hôn.
Kết luận: Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của phụ nữ sau ly hôn. Khi hôn nhân đổ vỡ, đó là sự đau đớn mất mát từ hai phía. Nhưng trong thực tế, phụ nữ bị đau thương gấp nhiều lần. Đa phần sẽ được nuôi con hoặc nhận nuôi con, nên họ vừa phải làm cha vừa phải làm mẹ. Phải chịu áp lực về kinh tế, thiệt thòi về tâm lý, tình cảm và hiệu suất công việc. Về vấn đề đời sống vật chất sau ly hôn
Nhà ở: Bất bình đẳng giới vẫn diễn ra ở mỗi gia đình. Ngay chính gia đình nhà đẻ phụ nữ đã không được coi trọng. Tư tưởng văn hóa gia trưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn. Việc kết hôn rồi sang nhà chồng ở để chăm sóc nhà chồng, phụng dưỡng cha mẹ chồng. Không được chia tài sản hoặc được chia số lượng ít. Với các trường hợp được chia tài sản và nhà ở hoặc với gia đình sinh con một bề ( toàn con gái) hoặc duy nhất một con. Cô gái mới có thể có tài sản nhà đất và các tài sản khác từ gia đình để lại dễ dàng. Nếu không phải lao động rất tốt mới có thể tự mua được tài sản đứng tên riêng của mình. Còn đàn ông được thừa hưởng bởi bố mẹ đẻ. Khi ly hôn, người ra khỏi nhà thường là phụ nữ. Việc quay về nhà đẻ khó khăn, việc tự gây dựng hay mua nhà mới khác càng khó khăn hơn với phụ nữ không có công việc hoặc công việc không ổn định. Saul y hôn họ thường lựa chọn quay trở lại nhà cha mẹ đẻ, để làm lại cuộc sống. Cha mẹ đẻ một lần nữa là điểm tựa cho phụ nữ sau ly hôn ổn định về vật chất và tinh thần.
Tài sản khác sau ly hôn : rất ít phụ nữ được phân chia tài sản sau ly hôn. Những phụ nữ được phân chia tài sản sau ly hôn đa số học vấn cao, có hiểu biết rộng. Và ly hôn không bộc phát. Họ tìm hiểu được tốt việc phân chia tài sản với luật sư trước khi ly hôn để đảm bảo tối đa vật chất đẻ làm lại cuộc đời mới hoặc nuôi con sau ly hôn.
Nuôi con sau ly hôn: Nuôi con sau ly hôn có ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất của phụ nữ sau ly hôn. Không chỉ là tiền bạc mà còn là thời gian để chăm sóc, giáo dưỡng. Việc nuôi con nên được cả hai vợ chồng cùng nuôi con hoặc người nuôi con cần được hưởng cấp dưỡng nuôi con xứng đáng hơn, đúng thực tế hơn. Hầu hết phụ nữ sau ly hôn, nhận được sự giúp đỡ của cha mẹ đẻ cả về hỗ trợ chăm nuôi giúp con mình trực tiếp hoặc gián tiếp.
Đời sống vật chất được tăng lên sau ly hôn: Sau những biến cố về tinh thần sau ly hôn, kết hợp với động lực nuôi con. Phụ nữ sau ly hôn đã rất cố gắng để có công việc, giữ công việc và phát triển công việc tạo thu nhập cao sau ly hôn.
Về đời sống tinh thần của phụ nữ sau ly hôn:
Từ 1-3 năm đầu sau ly hôn, phụ nữ cần một khoảng thời gian để cân bằng lại đời sống tinh thần sau ly hôn. Các chấn động về đời sống vật chất có ảnh hưởng đến cả đời sống tinh thần. Từ khó khăn về điều kiện vật chất nhà ở, đến việc nuôi con khỏe mạnh, học tốt cũng gây áp lực về tinh thần. Nhưng cũng chính việc nhận nuôi con, phụ nữ cảm thấy an tâm thoải mái vì được ở cùng con, tương lai của con họ cùng trải qua và cùng thấy được.
Áp lực về quan hệ với gia đình nhà đẻ, gia đình nhà chồng sau ly hôn. Phải lựa chọn hành động cư xử như thế nào để vẫn vẹn toàn. Về công việc cũng có những định kiến nhất định về việc ly hôn. Và ảnh hưởng tinh thần cũng đưa đến ảnh hưởng về hiệu suất công việc. Các khó khăn về công việc, thu nhập sau ly hôn đã được giảm bớt vì với nền đô thị hóa phát triển cơ hội ngành nghề nhiều hơn, thu nhập dễ dàng hơn.
Vấn đề tái hôn được chỉ ra với hai trường hợp chính là tái hôn với chồng cũ hoặc kết hôn với người mới. Tỷ lệ phụ nữ không tái hôn với chồng cũ rất cao chiếm tới 14/20 trường hợp phỏng vẩn sâu. Nhưng trong số đó vẫn giữ mối quan hệ với chồng cũ để tương lai của con mình vẫn có đủ bô mẹ. Và họ vẫn quan hệ tình dục với chồng cũ của mình. 7/20 trường hợp nhận định sẽ không kết hôn sau ly hôn. Những phụ nữ nhận định sẽ kết hôn sau ly hôn, với nguyên nhân ly hôn từ trước là chồng đồng tính, bản thân phụ nữ ngoại tình, ly hôn vì không có con ( chồng vô sinh) hoặc chưa có con. Người phụ nữ sau ly hôn muốn kết hôn với đàn ông nước ngoài, hoặc đã lập gia đình mới sau ly hôn. Họ rơi vào những người trẻ tuổi ly hôn, không nhận nuôi con hoặc có kinh tế tốt. Số phụ nữ không kết hôn sau ly hôn với rào cản tâm lý, lo lắng cho tương lai của bản thân và tương lai của con.
Khuyến nghị: Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về tư vấn tiền hôn nhân và hôn nhân gia đình, tránh các trường hợp kết hôn lại dẫn đến ly hôn. Nâng cao nhận thức và hiểu biết của thanh niên về tình yêu, hôn nhâ, gia đình; nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn hôn nhân gia đình các tuyến cũng như thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên; xây dựng và triển khai nhiều loại hình trung tâm tư vấn gia đình hơn nữa căn cứ vào từng loại đối tượng; triển khai rộng rãi chính sách có thể nâng cao chất lượng cuộc sống và tinh thần của phụ nữ sau ly hôn.
Luận văn đã thể hiện đầy đủ nội dung theo đề cương nghiên cứu, phân tích và trình bày kết quả trung thực rất đáng trân trọng.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm cơ sở và tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá nhân quan tâm đến vấn đề này.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Duong Thuy Luong 2. Sex: Female
3. Date of birth: 22/12/1990 4.Place of birth: La Hien- Võ Nhai- Thai Nguyen
5. Admission decision number: 4295/2016/QĐ-XHNV Dated: 16/12/2016 by the principle of University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University Hanoi.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: Situation of material and spiritual life of women after divorce (Research in Thanh Xuan district, Hanoi city)
8. Major: Sociology 9. Code: 60310301
10. Supervisors:
Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Kim Hoa, Faculty of Sociology, University of Social Sciences and Humanities, VNU, Hanoi.
11. Summary of the findings of the thesis:
- Awareness of the society in the field of research on the purpose and significance of improving the material life and spiritual life of women after divorce is limited
- The greatest suggestion for improving the material and spiritual well-being of women after divorce is to reduce the economic burden of divorce, from housing to other social costs, life and spirit of the woman after the divorce and the child the woman adopts. That is the future of the country.
- The contribution of propaganda activities is not really effective
(Summarize them with stress on the new findings, if any)
12. Practical applicability, if any:
- Research to understand the material and spiritual life of women after divorce
- The important role of improving the spiritual life of women after divorce.
- Provide some suggestions for policy and operational models for managers to achieve the goal of developing and implementing a road map towards consultation on divorce reduction or enhancement of material and spiritual well-being. God for women after divorce.
13. Further research directions, if any:
14. Thesis-related publications:
Tác giả: ussh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn