Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Đỗ Thu Thảo
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 05/11/1991
4. Nơi sinh: Nhà máy Z129, xã Đội Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH. Ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian bảo vệ luận văn hai tháng
7. Tên đề tài luận văn: “Vai trò kết nối các nguồn lực nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại xã Đội Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay”
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60.90.01.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Quyết, Khoa Xã hội học - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Thứ nhất, hệ thống hóa và phân tích các vấn đề lý luận về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo.
Thứ hai, phân tích cụ thể thực trạng nghèo đói của địa phương từ năm 2010 đến 2015 với các chính sách về y tế, nhà ở, giáo dục, việc làm, an sinh xã hội,… Đây là lý luận quan trọng làm cơ sở để đánh giá tác động của hệ thống chính sách và hệ thốn nguồn lực đến kết quả giảm nghèo của xã.
Thứ ba, thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa vấn đề nghèo đói và kết nối nguồn lực, đề tài đã đánh giá cụ thể vai trò của các tổ chức chính trị tại địa phương trong việc tổ chức các nguồn lực để chống lại vấn đề nghèo đói, trong đó chú trọng đến việc nâng cao sự tham gia của người dân, thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần vươn lên tự vượt khó của người nghèo.
Thứ tư, Đề tài đã chỉ rõ những nhân tố thúc đẩy mà mỗi nguồn lực mang lại trong XĐGN, đồng thời cũng chỉ ra những nhân tố cản trở sự phát triển các nguồn lực trong công tác XĐGN tại xã Đội Bình.
Thứ năm luận văn đã đề xuất các giải pháp và đưa ra một số khuyến nghị để công tác XĐGN đạt hiệu quả cao và bền vững, đồng thời phát huy được vai trò của người dân trong việc phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Luận văn đã chỉ ra bản chất của nghèo đói để từ đó có phương pháp để ứng dụng vào việc sử dụng các nguồn lực về mặt tổ chức, và phát triển nguồn lực con người – vấn đề then chốt trog xóa đói giảm nghèo.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Tiến hành nghiên cứu sâu về các nguồn lực nội tại của địa phương để khuyến khích sự tham gia của người nghèo, chống sự thụ động, trông chờ và ỷ lại của người nghèo vào nguồn lực ngoài cộng đồng.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Do Thu Thao 2. Sex: Female
3. Date of birth: 05/11/1991 4. Place of birth: Z129 Factory, Doi Binh village, Yen Son district, Tuyen Quang province
5.Admission decision number: 2998/2013/QĐ-XHNV-SĐH. Date: 30th, December, 2013 by Director of University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
6. Changes in academic process: Two months extension thesis defense
7. Official thesis title: “The role of connecting resources to support poverty reduction in Doi Binh village, Yen Son district, Tuyen Quang province from 2010 until now”
8. Major: Social Work Code: 60.90.01.01
9. Supervisors: Assoc.Prof.Dr Pham Van Quyet, Falcuty of sociology- University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University
10. Summary of the findings of the thesis:
First, systematize and analyze the theoretical issues of poverty and poverty reduction.
Second, a specific analysis of the situation of local poverty from 2010 to 2015 with the policies on health care, housing, education, employment, social security, ... This is important as the argument basis to assess the impact of policies and systems in need of resources to poverty reduction results of the communal.
Third, through the study of interactive relationship between the problems of poverty and resource connections, subjects were evaluated in detail the role of political organizations in the localities in organizing the resources to against the problem of poverty, which focuses on enhancing the participation of citizens, strongly promote the spirit rise from difficulties of the poor.
Fourth, the theme clearly shows the push factors that each bring in resources for poverty reduction, while also pointing out the factors that hinder the development of resources in poverty reduction at Doi Binh Village.
Fifth, thesis proposes solutions and offers some recommendations for achieving poverty reduction and sustainable efficiency, and promote the role of citizens in the development of production and overcome poverty lasting.
11. Practical applicability:
Thesis has shown the nature of poverty from which method to apply to the use of organizational resources, and development of human resources - a key issue trog poverty.
12. Further research directions:
Conducting in-depth studies on the internal resources of the locality to encourage the participation of the poor, against the passive, waiting and dependence of the poor on the resources in the community
13. Thesis-related publications: No
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn