Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Cao Thị Hải Bắc
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 14/06/1986
4. Nơi sinh: Bắc Ninh
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2436/2012/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 8 tháng 11 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 60/QĐ-SĐH, ngày 6 tháng 2 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ của NCS Cao Thị Hải Bắc.
7. Tên đề tài luận án chính thức đề nghị bảo vệ cấp nhà nước: Tính đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong vốn xã hội của người Việt Nam.
8. Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 62.31.03.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quý Thanh
10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Luận án đã chỉ ra được đặc tính riêng của tính chất có đi có lại trong quan hệ giúp đỡ của người Việt Nam. Đó là tính đối xứng và bất đối xứng. Nói chung, quan hệ giúp đỡ của người Việt Nam không hoàn toàn bất đối xứng. Trong một số tính chất loại hình và hoàn cảnh giúp đỡ, có sự khác biệt khá rõ về quan hệ giúp đỡ giữa bố mẹ và con cái hay giữa những người bạn ở khu vực nông thôn và đô thị.
- Luận án đã vận dụng lý thuyết xã hội học tiếp cận theo quan điểm kinh tế học hành vi, lý thuyết trò chơi, lý thuyết về vốn xã hội để chỉ ra:
+ Quan hệ giúp đỡ trong gia đình thường nghiêng theo xu hướng bất đối xứng, ngược lại, quan hệ giúp đỡ giữa bạn bè thân thường nghiêng theo xu hướng đối xứng rõ hơn.
+ Dù là quan hệ giúp đỡ trong gia đình hay giữa bạn bè thân đều chịu sự chi phối của cả hai yếu tố bao gồm những chuẩn mực đạo đức gia đình, đạo đức xã hội và nguyên tắc tính toán chi phí và lợi ích. Tuy nhiên, quan hệ giúp đỡ trong gia đình chịu sự chi phối mạnh mẽ hơn của những chuẩn mực, đạo đức. Ngược lại, quan hệ giúp đỡ giữa bạn bè, đặc biệt là bạn bè ít thân lại chịu sự chi phối mạnh mẽ hơn bởi nguyên tắc tính toán chi phí - lợi ích. Tuy nhiên, xét về bản chất các quan hệ giúp đỡ, các cá nhân đều kì vọng được nhận lại sự giúp đỡ từ đối phương và sự giúp đỡ này không nhất thiết phải là vật chất mà chỉ là tinh thần như sự hài lòng, niềm hạnh phúc v.v...
- Càng là bạn bè thân thiết thì quan hệ giúp đỡ lẫn nhau càng bất đối xứng. Ngược lại, càng là bạn bè ít thân hơn thì quan hệ giúp đỡ lẫn nhau càng đối xứng.
- Giúp đỡ về tiền bạc luôn bất đối xứng trong quan hệ gia đình nhưng lại luôn đối xứng trong quan hệ bạn bè.
- Nói chung người Việt Nam có xu hướng bất đối xứng trong quan hệ giúp đỡ liên thế hệ. Càng là các thế hệ gần nhau càng cung cấp cho nhau số lượng loại hình giúp đỡ nhiều hơn là các thế hệ xa nhau hơn. Bên cạnh đó, trải qua nhiều thế hệ thì xu hướng cho - nhận chung của người Việt Nam vẫn theo một chiều là bố mẹ cung cấp cho con số lượng loại hình giúp đỡ nhiều hơn con có thể cung cấp trở lại cho bố mẹ. Tuy nhiên, vẫn luôn tồn tại trường hợp bất đối xứng trong quan hệ giúp đỡ giữa bố mẹ và con cái theo chiều ngược lại với xu hướng chung hoặc trường hợp đối xứng trong quan hệ giúp đỡ này.
- Nói chung xét theo quan điểm giới thì người Việt Nam có xu hướng giúp đỡ con trai nhiều hơn con gái và xét theo quan điểm tôn ti trật tự thì người Việt Nam có xu hướng giúp đỡ con trưởng nhiều hơn con thứ.
- Nhóm yếu tố cá nhân và nhóm yếu tố gia đình gây ảnh hưởng nhiều hơn cả đến tính đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ trong gia đình, trong khi nhóm yếu tố cá nhân và nhóm yếu tố cộng động/xã hội gây ảnh hưởng nhiều hơn cả đến tính đối xứng và bất đối xứng của quan hệ giúp đỡ giữa những bạn bè thân thiết.
- Việc nắm rõ các đặc tính đối xứng và bất đối xứng thường xảy ra trong loại quan hệ nào, ở loại hình giúp đỡ nào và trong hoàn cảnh giúp đỡ ra sao sẽ giúp xây dựng được các chính sách và phát triển quan hệ xã hội một cách đúng đắn và phù hợp.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Góp phần tư vấn cho các chính sách xây dựng và phát triển quan hệ xã hội tại Việt Nam.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Mối quan hệ giữa mạng lưới xã hội và sự tham gia xã hội của người Việt Nam.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1) Nguyễn Quý Thanh, Cao Thị Hải Bắc (2012), "Quan hệ xã hội và vốn xã hội: So sánh Việt Nam và Hàn Quốc", Tạp chí Xã hội học (3), tr. 35-45.
2) Nguyễn Quý Thanh, Cao Thị Hải Bắc (2014), “Social Capital: Symmetric or Asymmetric? The Evidence from Vietnam”, kỷ yếu hội thảo quốc tế International Conference on Social Science (BICSS 2014) tại Băng Cốc, Thái Lan từ ngày 18 -20/1/2014, tr. 239 - 251.
3) Nguyễn Quý Thanh, Cao Thị Hải Bắc (2015), "Nguyên lý đồng dạng: cơ chế hình thành mạng lưới xã hội của người Việt Nam", Tạp chí Xã hội học (1), tr. 37-51.
4) Nguyễn Quý Thanh, Cao Thị Hải Bắc (2015), "Đặc trưng quy mô mạng lưới quan hệ xã hội của người Việt Nam và một số yếu tố ảnh hưởng", Tạp chí Nghiên cứu con người (2), tr. 35-46.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Cao Thi Hai Bac 2. Sex: Female
3. Date of birth: 14 June 1986 4. Place of birth: Bac Ninh
5. Admission decision number: 2436/2012/QD-XHNV-SDH Dated 8/11/2012 by the President of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi.
6. Changes in academic process: Decision number 60/QĐ-SĐH Dated 6/2/2015 by the President of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Hanoi about renaming the title of thesis of Ph.D. student Cao Thi Hai Bac.
7. Official thesis title: The symmetry and asymmetry of the help in social capital of Vietnamese
8. Major: Sociology Code: 62.31.03.01
9. Supervisors: Assoc. Professor, Doctor Nguyen Quy Thanh
10. Summary of the new findings of the thesis:
- The thesis showed that the individual features of reciprocity of help in social capital of Vietnamese are the symmetry and asymmetry. In generally, the help in social capital of Vietnamese is not completely asymmetry. In generally, there are no difference between urals and cities, male and female, this age group and the other age groups about the degree of symmetry/asymmetry in quantity of help. However, in some of types of help and some of contexts of help, there are the difference in the help between the parent and the children or two friends in rurals and cities.
- The thesis used sociological theory approach behavioral economics, game theory, theory of social capital to show the findings:
+ In generally, the help in family is mostly asymmetric and the help between two friends is mostly symmetric.
+ Both the help in family and the help between two friends are impacted by two factors: norms of family and society and the principle of cost and reward. However, the help in family is impacted more strongly by norms of family and society and the help between two friends is impacted more strongly by the principle of cost and reward.
- In generally, the parents always provide more help than receive help from the children. However, in some cases, the children are still provide more help than receive help from the parents.
- In generally, in terms of gender, Vietnam people tend to help boys more than girls and in terms of hierarchical standpoint, Vietnam people tend to help the first child more than smaller child.
- The help about money is mostly asymmetric in the help in family but symmetric in the help between two friends.
- The more intimate the relationship is, the more likely the reciprocal help becomes asymmetric and vice versa.
- The individual factors and the family factors have the strongest impact on the symmetry and asymmetry of the help in family and the individual factors and the community/society factors have the strongest impact on the symmetry and asymmetry of the help between two friends.
- Knowing clearly about the speciality of the symmetry and asymmetry of help in social capital of Vietnamese makes building the policies about developing social relationship more accurately and effectively.
11. Practical applicability:
To contribute to give the recommendations for the policies aiming to building and developing the social network in Vietnam.
12. Further research directions:
The relationships between social network and civic participation in Vietnam.
13. Thesis-related publications
1) Nguyen Quy Thanh, Cao Thi Hai Bac (2012), “Social network and social capital: Comparing Vietnam to Korea”, Sociological Magazine (3), pp. 35-45.
2) Nguyen Quy Thanh, Cao Thi Hai Bac (2014), “Social Capital: Symmetric or Asymmetric? The Evidence from Vietnam”, in proceedings of International Conference on Social Science (BICSS 2014) in Bangkok, Thailand, 18-20 January 2014, pp. 239-251.
3) Nguyen Quy Thanh, Cao Thi Hai Bac (2015), “Homophily principle: the formation mechanism of the social network of Vietnamese ”, Sociological Magazine (1), pp. 37-51.
4) Nguyen Quy Thanh, Cao Thi Hai Bac (2015), “The network of social relations of the Vietnamese people: Characteristics and influential factors”, Human Studies Magazine (2), pp. 35-46.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn