TTLV: Vốn xã hội với sinh kế của người nhập cư tại thành phố Vinh, Nghệ An (nghiên cứu trường hợp phường Bến Thủy và phường Trường Thi, thành phố Vinh, Nghệ An).

Thứ ba - 29/12/2015 01:22

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Bích Thủy     

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 02/07/1986                          

4. Nơi sinh: Nghệ An

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1381/QĐ-SĐH ngày 26/12/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Vốn xã hội với sinh kế của người nhập cư tại thành phố Vinh, Nghệ An (nghiên cứu trường hợp phường Bến Thủy và phường Trường Thi, thành phố Vinh, Nghệ An).

8. Chuyên ngành: Xã hội học                          Mã số: 62.31.30.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  1. PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh2. PGS.TS. Hoàng Thu Hương

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Trong việc mua sắm tài sản sinh kế, vai trò của vốn xã hội nổi bật nhất ở hoạt động vay vốn. Các thành tố của vốn xã hội như mạng lưới xã hội, lòng tin, sự có đi – có lại đã được người nhập cư vận dụng một cách hiệu quả đối với những người trong và ngoài mạng lưới xã hội của họ để vay vốn. Ở đây, vốn xã hội đã góp phần chuyển đổi thành vốn tài chính. Trong các thành tố của vốn xã hội, đáng chú ý là vai trò của lòng tin khi các cá nhân thực hiện các hoạt động để huy động vốn.

Tác động của vốn xã hội trong việc chuyển đổi thành vốn con người đáng chú ý ở khía cạnh kinh nghiệm nghề nghiệp. Trong quá trình sinh kế tại thành phố Vinh kinh nghiệm nghề nghiệp sẽ là nền tảng giúp người nhập cư triển khai có hiệu quả các hoạt động kiếm sống. Đối với người nhập cư do nhiều nguyên nhân họ gặp khá nhiều rào cản khi tiếp cận các kinh nghiệm hay. Do đó, họ cần có sự trợ giúp của người thân quen để có thể được giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt các tri thức, kinh nghiệm, từ đó ứng dụng vào nghề nghiệp của họ, tạo điều kiện cho sinh kế thành công.

Trong số các hoạt động nghề nghiệp được bàn luận thì tìm kiếm việc làm có thể nói là hoạt động quan trọng nhất. Tìm kiếm việc làm là hoạt động đầu tiên của người lao động nhập cư khi đến thành phố Vinh. Lao động nhập cư không thể tránh khỏi việc phải cạnh tranh với những người lao động khác, trong đó đặc biệt là cư dân bản địa. Và nhiều người nhập cư đã nhờ sự hỗ trợ của người thân quen, đặc biệt là người thân trong gia đình, họ hàng để có thể tìm kiếm được những việc làm phù hợp. Hoặc nhờ sự góp ý, trợ giúp của người thân quen mà người nhập cư có thể triển khai các hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, khi phân tích chúng ta thấy vốn xã hội có tác động tiêu cực. Những tác động tiêu cực này chủ yếu xuất phát từ thành tố lòng tin xã hội. Nếu người nhập cư đặt niềm tin “nhầm chỗ” khi sử dụng vốn xã hội để tạo ra lợi ích, họ sẽ không đạt được kết quả như ý muốn, thậm chí còn phải gánh hậu quả nặng nề. 

Một điểm cần lưu ý trong quá trình tìm hiểu vai trò của vốn xã hội đối với quá trình xây dựng và phát triển sinh kế của người nhập cư đó chính là vai trò của nhóm sơ cấp. Người nhập cư cần nhiều đến sự trợ giúp của người thân trong gia đình, bà con họ hoàng, bạn bè thân thiết,... Trong khi đó vai trò của nhóm thứ cấp chưa cao. Sự hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, sự trợ giúp của chính quyền địa phương… đối với người nhập cư không rõ ràng, hầu như chỉ mới dừng lại ở chính sách đăng ký tạm trú, đăng ký hộ khẩu, thủ tục đất đai,… còn hỗ trợ về các mặt khác trong quá trình sinh kế, đặc biệt là về mối quan hệ xã hội cho người nhập cư thì hầu như chưa có.

Người nhập cư có vai trò lớn cho sự phát triển kinh tế xã - hội của thành thị nói chung và thành phố Vinh nói riêng,  song cho đến nay, những đóng góp của họ chưa được ghi nhận đầy đủ. Thực tế chính quyền địa phương đã không nhận thấy được vô số những đóng góp trong lao động sản xuất, các lĩnh vực sáng tạo, đời sống kinh tế, môi trường văn hóa… của người nhập cư. Trong khi đó, họ còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sinh kế tại thành thị. Nhiều người trong số họ rất dễ bị tổn thương và cần được sự quan tâm đặc biệt của cơ quan chức năng.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Thị trường lao động Việt Nam đang hình thành và phát triển, do đó xuất hiện các làn sóng lao động nhập cư là rất bình thường. Nghiên cứu này chỉ ra rằng: lao động nhập cư phải được đối xử công bằng vì những đóng góp rất lớn của họ vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

Trước hết, nhiều người nhập cư muốn vay vốn để phát triển sinh kế. Tuy nhiên, thực tế vay vốn tại các tổ chức ngân hàng, tín dụng hiện nay cần khá nhiều thủ tục, giấy tờ, đặc biệt là cần phải có tài sản thế chấp. Trong khi đó, không phải người nhập cư nào cũng có thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện này. Do đó, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng cần có sự hỗ trợ người nhập cư trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay bằng các hình thức khác nhau như vay tín chấp, vay lãi suất thấp, kéo dài thêm thời gian hoàn trả,… để tạo điều kiện cho người nhập cư có có thể vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành thị.

Tiếp đến, mặc dù số lượng người lao động nhập cư đến thành phố Vinh không ít, song trong số này trình độ chuyên môn, tay nghề của họ chưa cao. Điều này làm giảm đi sự đóng góp của họ đối với thành thị. Cho nên, khi chính quyền sở tại xác định được tính tất yếu của nhập cư, nhận thức được nhập cư là hiện tượng tự nhiên, hợp với quy luật phát triển thì chính quyền cần quan tâm đến chính sách đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động nhập cư. Như vậy, mới có thể tận dụng được đội ngũ lao động nhập cư hiện nay tại thành phố Vinh.

Một vấn đề mà luận án cũng xem xét vấn đề tìm kiếm việc làm cho người lao động nhập cư. Họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm tại thành thị. Và nếu như họ không có người thân quen giới thiệu, trợ giúp thì trong  nhiều trường hợp họ sẽ phải chấp nhận làm những công việc tạm bợ, không ổn định, thu nhập thấp. Điều này nếu kéo dài sẽ gây ra những hệ lụy. Do đó, chính quyền địa phương cần có chính sách giới thiệu việc làm phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn của người lao động nhập cư. Việc này sẽ tận dụng được nguồn lao động dồi dào cũng như hạn chế tối đa những hệ quả của việc không có, thiếu việc làm hay làm việc không đúng sở trường.

Cuối cùng, như trên đã bàn luận, trong việc hỗ trợ đối với người nhập cư về hoạt động sinh kế của họ tại thành thị còn chưa thấy rõ vai trò của nhóm thứ cấp, hay rõ hơn là các tổ chức đoàn thể. Vì vậy, nên chăng các cơ quan chức năng cần quan tâm, chỉ đạo để các tổ chức này có sự trợ giúp thiết thực cho người nhập cư về mọi mặt của đời sống. Hơn nữa, cần nhận diện nhập cư là tất yếu và phải tôn trọng cũng như bảo vệ quyền lợi, giá trị của lao động nhập cư. Từ đó người nhập cư có thể đóng góp sức lực của họ nhằm xây dựng nền kinh tế - xã hội của thành thị nói riêng và của cả nước nói chung.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Mở rộng điều tra, khảo sát trên diện rộng, ở các phường, xã khác của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

- Tìm hiểu thêm các chiều cạnh khác của vốn xã hội: giá trị xã hội, chuẩn mực xã hội.

- Nghiên cứu so sánh sự khác nhau về tác động của vốn xã hội đối với nhóm cư dân bản địa và đối với nhóm người nhập cư.

13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

1. Nguyễn Thị Bích Thủy (2014), “Bước đầu khảo sát việc làm của người nhập cư tại thành phố Vinh, Nghệ An”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử, văn hóa, xã hội, NXB Khoa học Xã hội, tr. 335-338.

2. Nguyễn Thị Bích Thủy (2015), “Vốn xã hội với năng lực nghề nghiệp của người nhập cư”, Tạp chí Nhân lực Khoa học Xã hội (2), tr. 20-31.

3. Nguyễn Thị Bích Thủy (2015), “Vốn xã hội với tài sản sinh kế của người nhập cư”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (231), tr. 49 – 51.

4. Nguyễn Thị Bích Thủy (2015), “Tiếp cận dịch vụ y tế/chăm sóc sức khỏe của người nhập cư ở thành phố Vinh”, An sinh xã hội và công tác xã hội, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr.276 – 287.

5. Nguyễn Thị Bích Thủy (2015), “Vai trò của vốn xã hội đối với hoạt động nghề nghiệp của người nhập cư”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận (6), tr. 49-54.

6. Nguyễn Thị Bích Thủy (2015), “Vốn xã hội trong quá trình tìm kiếm và thay đổi việc làm của lao động trẻ nhập cư ở thành phố Vinh”, Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ từ những hướng tiếp cận khác nhau, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.155 – 171.

7. Nguyễn Thị Bích Thủy (2015), “Sinh kế của người nhập cư dưới góc nhìn của lý thuyết vốn xã hội”, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học trẻ năm 2015: Nghiên cứu liên ngành trong Khoa học xã hội và nhân văn – tiếp cận từ góc độ lý thuyết và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Bich Thuy               2. Sex: Female

3. Date of birth: July, 2nd, 1986                      4. Place of birth: Nghe An

5. Admission decision number: 1381/QD-SDH  Dated 26.12.2012 of the Principal of Social Sciences and Humanities University, Hanoi National University.

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Social capital livelihoods of immigrants in Vinh City, Nghe An (case studies Ben Thuy Ward and Truong Thi Ward, Vinh City, Nghe An).

8. Major: Sociology                                        Code: 62.31.30.01

9. Supervisors: 1. Assoc. Prof. Hoang Ba Thinh, 2. Assoc. Prof.  Hoang Thu Huong

10. Summary of the new findings of the thesis:

In the purchasing the livelihood assets, social assets plays the most prominent role in the capital loans. The elements of social capital such as Social Networks, trust, the reciprocity have been used effectively by the immigrants for the people in and out their social networks to loan the capital. In there, social capital has contributed converting into financial capital. Among these elements of social capital, the role of faith when individuals carry out activities to raise funds is the most remarkable.

What the effect of social capital when converting into human capital remarkable is the aspect of professional experience. In the livelihood process in Vinh city, professional experience is the basis which helps the immigrants effectively deploy subsistence activities. For the immigrants, because of many reasons, they meet quite a lot of obstacles when accessing to useful experiences. Therefore, they need the help of the acquaintances to be taugh, instructed, conveyted knowledge and experiences, from that applying to their profession, enabling successful livelihood.

Of all professional activities discussed, maybe that job seeking is the most important one. Job seeking is the first task of migrant workers when coming to Vinh city. The migrant workers can not avoid the competition with other labours, especially the native labours. And a lot of immigrants have asked the help of acquaintances, especially the family members and relatives to find an appropriate job. Or asking for suggestions, assistance from acquaintances to do their business activities.

Beside that, when analyzing, we see that social capital has the negative impacts. These impacts mostly stem from the social trust factor. When using social capital to make benefit, If the immigrants place their faith in the wrong place, they will not achieve the desired result, even suffering severe consequences.

One point to take a note in the process of understanding the role of social capital for the livelihood construction and development of the immigrants is the role of the primary group. The immigrants need the help of the family members, the relatives, close friends,… But the role of the secondary group is not high. The support of the gorvement, political - social organizations, the assistance of the local government ... for the immigrants is unclear, barely stopping at the temporary residence registration policy, household registration, land procedures, ... But support for other aspects of the livelihood process, especially in social relationship is not yet.

The immigrants play an important role for the social - economic development of urban city in general and social - economic development of urban city in general and Vinh city in particular. But until now, their contributions have not been fully recognized. The fact is that the local government did not realize numerous contributions in labor and production, creative sector, economic life, culture, ... of the immigrants. Whereas, they still face up with many difficulties in urban livelihoods. Many of them are very vulnerable and need special attention of the authorities.

11. Practical applicability, if any:

Vietnam labor market is forming and developing, so the appearance of waves of migrant workers is very normal. This study indicated that migrant workers must be treated fairly because of their great contribution to the economic development of the country.

Firstly, there are many immigrants want to borrow money to develop livelihood. However, the actual loans in the banking and credit institutions need a lot of procedures, paperwork, especially the collateral. Meanwhile, the immigrants are not always able to meet the full range of conditions. Therefore, the local gorverment, the authorities should have the support for the immigrants in the access to credit by various forms, such as unsecured loans, low-interest loans, extended repayment period, ... to facilitate the immigrants for loaning, servicing the production, business, contribute to economic - social development  of urban area.

Secondly, although the number of migrant workers in Vinh city is not small, but their qualifications and skills are not high. It decreases their contributions for the urban area. So when local authorities would determine the inevitability of immigration, aware of that immigration is the natural phenomenon, appropriate with the law of development, the government should pay attention to training policies, improving the qualifications and skills of the migrant workers. Do that, and they can take advantage of immigrant labour force in Vinh City.

One problem that the thesis also considers is finding jobs for the migrant workers. They face many difficulties in finding employment in the cities. And if they do not have introduction and help of the acquaintances, in many cases, they will have to accept temporary jobs, unstable and low income. This, if prolonged, will cause implications. Therefore, local government needs to have the employment introduction policies, consistent with competence, professional qualifications of migrant workers. This will take advantage of the abundant labor resources as well as minimizing the consequences of not having, underemployment, or working incorrectly with forte.

Finally, as we have discussed, in the process of supporting the immigrants for their livelihood activities in urban areas, we have not seen the role of the secondary group, or the unions for more clearly. So, should the authorities take care of and direct to make those organizations have the practical assistance for immigrants in all aspects of life. Moreover, it should be clear that immigration is inevitable and we must respect and protect the rights and value of migrant workers. From that, the immigrants can contribute their effort to develop the economy - society of the urban area in particular and the country in general.

12. Further research directions, if any:

- Extend the investigation, survey on a large scale, in the other ward and commune of Vinh city, Nghe An province.

- Find out other different dimensions of social capital: social values, social norms.

- The study compares the difference of the impact of social capital for the native group and for the immigrant groups.

13. Thesis-related publications:

1. Nguyen Thi Bich Thuy (2014), “Preliminary survey of immigrant employment in Vinh City, Nghe An”, Proceedings of Workshop on Scientific research, compiling and teaching history, culture, society, Science and Society Publisher, pp. 335-338.

2. Nguyen Thi Bich Thuy (2015), “Social capital and professional capacity of immigrants”, Human Resources of Social and Sciences Magazine (2), pp. 20-31.

3. Nguyen Thi Bich Thuy (2015), “Social capital and livelihood assets of immigrants”, Educational Theory Magazine (231), pp. 49-51.

4. Nguyen Thi Bich Thuy (2015), “Access to health services/health care of immigrants in Vinh city”, Social security and social services, Hong Duc Publisher, Hanoi, pp. 276 - 287.

5. Nguyen Thi Bich Thuy (2015), “The role of social capital for the professional activities of immigrants”, Theoretical Activities Magazine (6), pp. 49-54.

6. Nguyen Thi Bich Thuy (2015), “Social Capital in the process of finding and changing employment of young migrant workers in Vinh city”, Social capital in young human resource development from different approach, Hanoi National University Publisher, Hanoi, pp. 155-171.

7. Nguyen Thi Bich Thuy (2015), “The livelihoods of immigrants from the Perspective of Social Capital Theory”, Proceedings of the Conference on Young Science 2015: Interdisciplinary Studies in Social Sciences and Humanities - approached from the perspective of theory and practice, Hanoi National University Publisher, Hanoi.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây