Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Họ và tên học viên: Phạm Thị Nhung
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 13/03/1990
4. Nơi sinh: Hải Dương
5. Quyết định công nhận học viên số: 2998/2013/QĐ–XHNV–SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có
7. Tên đề tài luận văn: Phân tích tác động của báo mạng điện tử Trung Quốc với vấn đề xung đột Biển Đông từ tháng 5/2013 đến 2014 (Nghiên cứu trường hợp Nhân dân nhật báo và Hải Nam nhật báo)
8. Chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60.31.06.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Phương – Phụ trách Trung tâm phát triển công nghiệp văn hóa, kiêm Phụ trách Ban văn hóa nghệ thuật nước ngoài, Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Thứ nhất, Luận văn đã chỉ ra mục tiêu của báo mạng điện tử Trung Quốc là truyền thông và định hướng dư luận xã hội theo chủ trương của ĐCS và phục vụ lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Với mục tiêu như vậy, báo mạng điện tử Trung Quốc đóng vai trò là công cụ tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Trung Quốc.
Thứ hai, Luận văn tiến hành thống kê số lượng bài báo, phân loại nội dung, so sánh đối chiếu tần số các sự kiện xuất hiện giữa các bài báo được đăng tải trên Nhân dân nhật báo và Hải Nam nhật báo, từ đó, tìm ra các phương thức tác động của báo mạng điện tử Trung Quốc với vấn đề xung đột Biển Đông gồm: 1) Số lượng bài báo; 2) Nội dung thể hiện: thông tin, phỏng vấn, bình luận; 3) Tần số sự kiện: trao đổi cấp cao, nguồn tin chính thức của báo, các hoạt động khác.
Thứ ba, Luận văn đã đánh giá tác động của các phương thức truyền thông báo Quốc, từ đó đi đến xác định, báo mạng Trung Quốc truyền thông về xung đột Biển Đông thường vi phạm các tiêu chí khách quan, trung thực của tiêu chí báo chí, hình thành nhận thức sai lệch, kích động phản ứng dư luận theo hướng tiêu cực và đẩy chủ nghĩa dân tộc dâng cao tại hai nước.
Thứ tư, từ kết quả nghiên cứu hai báo mạng Trung Quốc, khảo sát phản ứng dư luận, đồng thời căn cứ vào công tác quản lý truyền thông và thực tế của truyền thông Việt Nam, Luận văn đề xuất một số giải pháp gợi mở cho truyền thông Việt Nam trong vấn đề xung đột Biển Đông và đưa ra định hướng nghiên cứu tiếp theo về vấn đề xung đột Biển Đông.
11. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn:
- Phương Nhung, (2014), Báo mạng điện tử Trung Quốc với vấn đề xung đột Biển Đông, Tạp chí Khoa học và chiến lược, số tháng 2/2014.
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Pham Thi Nhung 2. Sex: Female
3. Date of birth: March, 13th, 1990 4. Place of birth: Hai Duong
5. Admission decision number: 2998/2013/QĐ–XHNV–SĐH. Dated: December 30th, 2013, by Principal of University of Social Science and Humanity, Hanoi National University.
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: An analysis of impacts of Chinese online newspapers on South China Sea conflict from May 2013 to 2014 (Subjects including People Daily and Hainan Daily)
8. Major: Asia Studies Code: 60.31.06.01
9. Supervisors: Ph.D Nguyen Thi Thu Phuong - Center for Culture Industry Development, and Division of Foreign Culture and Art, Vietnam Institute of Culture and Art, Ministry of Culture, Sport and Tourism.
10. Summary of the findings of the thesis:
First, the Thesis points out the purposes of Chinese online newspapers are to spread information and guide public opinions following Chinese Communist Party's Guidelines and to serve the core interests of China. Therefore, Chinese online newspaper are the means to propagandize for Chinese Communist Party's policies.
Second, the Thesis analyzes statistically the number of articles, categorizes contents, provides comparison of frequency of events written in articles published on People Daily and Hainan Daily, after that, investigates the impacts of Chinese online newspapers on South China Sea conflict based on: 1. The number of article; 2. The contents: information, interviews, comments; 3. Frequency of events: high-level exchanges, official information from newspaper, other activities.
Third, the Thesis evaluates impacts of Chinese online newspaper by measuring public responses in and out of China, and then comes to the conclusion that Chinese online newspapers often violate journalism ethics of objectivity, honesty when conveying information on South China Sea conflict, which results in misleading opinions, evoking negative public responses, encouraging nationalism which is on the rise in both countries.
Fourth, from results collected by researching two Chinese online newspapers, surveying public responses, communication management and Vietnam communication in practice, the Thesis proposes several solutions for Vietnam communication on South China Sea conflict and provides the direction for prospective research on South China Sea conflict.
11. Thesis-related publications:
- Phuong Nhung, (2014), Chinese online newspaper on South China Sea conflict, Journal of Science and Strategy, 2/2014.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn