TTLV: Xây dựng mô hình tổ liên kết SX để chuyển giao kết quả NC nuôi thuỷ sản cho nông dân

Thứ năm - 18/11/2010 01:27
Thông tin luận văn "Xây dựng mô hình tổ liên kết sản xuất để chuyển giao kết quả nghiên cứu nuôi thuỷ sản cho nông dân vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An" của HVCH Lê Thị Thanh Hương, chuyên ngành Quản lí Khoa học và công nghệ.
Thông tin luận văn "Xây dựng mô hình tổ liên kết sản xuất để chuyển giao kết quả nghiên cứu nuôi thuỷ sản cho nông dân vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An" của HVCH Lê Thị Thanh Hương, chuyên ngành Quản lí Khoa học và công nghệ. 1. Họ và tên học viên: Lê Thị Thanh Hương 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 29/09/1966 4. Nơi sinh: Bến Tre 5. Quyết định công nhận học viên số 2528/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH, ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo : không 7. Tên đề tài luận văn: Xây dựng mô hình tổ liên kết sản xuất để chuyển giao kết quả nghiên cứu nuôi thuỷ sản cho nông dân vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An 8. Chuyên ngành: Quản lí Khoa học và công nghệ 9. Mã số: 60 34 72 10. Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Phạm Huy Tiến 11. Tóm tắt các kết quả của luận văn : Mô hình xây dựng tổ liên kết sản xuất để tiếp nhận kết quả nghiên cứu nuôi thuỷ sản, người nông dân được học tập nâng cao trình độ, áp dụng tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất và có cơ hội được hỗ trợ một phần kinh phí, được tiếp cận các nguồn vốn vay nhờ sự cam kết của chính quyền địa phương, các tổ chức ngân hàng. Đối với nuôi trồng thuỷ sản: Xây dựng tổ hợp tác nuôi trồng thuỷ sản quản lí các khâu từ đầu vào đến đầu ra, gồm: Nguồn nước, con giống, thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản, môi trường, phòng trừ dịch bệnh, tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo được sự chủ động và kiểm soát được môi trường vùng nuôi, quản lí chất lượng con giống, thức ăn, tăng khả năng phòng dịch, ổn định về năng suất nuôi, chủ động khâu tiêu thụ sản phẩm, góp phần tăng hiệu quả kinh tế, tạo việc làm ổn định, nâng cao đời sống và duy trì được hoạt động nuôi trồng thuỷ sản lâu dài. Liên kết sản xuất được xem như một hợp tác xã thu nhỏ, trong đó các nông hộ nhỏ lẻ được liên kết, tổ chức lại với nhau để làm đối tác với các doanh nghiệp. Sự liên kết này sẽ tạo ra các lợi ích như sẽ định hướng sản xuất theo những nhu cầu của thị trường, tạo ra sản phẩm hàng hoá đủ sức cạnh tranh và có tính ổn định trên thị trường; hợp tác xã kiểu này sẽ đại diện cho các nông hộ, cá nhân trong tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho người nông dân. Bên cạnh đó, việc liên kết các hộ nông dân theo mô hình hợp tác xã thu nhỏ sẽ giúp hạn chế số lượng cung hàng hoá trên thị trường nếu tình trạng cung vượt cầu xảy ra; tập hợp được một lượng hàng hoá đủ lớn nhằm đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng xuất khẩu có số lượng hàng hoá lớn, tránh được nạn ép cấp, ép giá đang diễn ra tràn lan hiện nay và một phần sẽ tiết kiệm chi phí lưu thông trong vận chuyển hàng hoá...Ngoài ra, mô hình liên kết này còn giúp cho người nông dân xây dựng và bảo vệ thương hiệu, xuất xứ hàng hoá của sản phẩm mà mình làm ra; tạo ra tiềm lực tài chính đủ mạnh để ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất và chế biến sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng trong và ngoài nước... Một trong những giải pháp quan trọng nhất để làm thay đổi về nhận thức và tập quán trong nuôi trồng thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá, từng bước hình thành mối liên kết, hợp tác nghiên cứu - sản xuất - tiêu thụ sản xuất giữa “4 nhà”: Nhà Nông, nhà Khoa học, nhà Nước và nhà Doanh nghiệp. Đây cũng là môi trường thuận lợi để các tiến bộ KH&CN được áp dụng nhanh vào sản xuất. Tổ liên kết sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn là những hình thức phổ biến trong thành phần kinh tế tập thể. Nó phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh, phù hợp với đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nhiều thành phần với sự sở hữu khác nhau. Đây là sản phẩm tất yếu của nền sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá càng phát triển, sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường càng gay gắt thì những người lao động riêng lẻ, các hộ cá thể càng có yêu cầu phải liên kết hợp tác với nhau, nếu không khó có thể tồn tại và phát triển. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn : Tổ liên kết sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn là những hình thức phổ biến trong thành phần kinh tế tập thể. Nó phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh, phù hợp với đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nhiều thành phần với sự sở hữu khác nhau. Đây là sản phẩm tất yếu của nền sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá càng phát triển, sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường càng gay gắt thì những người lao động riêng lẻ, các hộ cá thể càng có yêu cầu phải liên kết hợp tác với nhau, nếu không khó có thể tồn tại và phát triển. Các tổ hợp tác, các nhóm liên kết, các nhóm sở thích đóng vai trò rất quan trọng vào việc giải quyết giữa sản xuất nhỏ, manh mún với sản xuất hàng hoá lớn, đáp ứng được yêu cầu của CNH-HDH; là cơ sở nền tảng để hình thành các HTX, liên hiệp HTX, các doanh nghiệp, các hiệp hội trong nông nghiệp, nông thôn. Ngay trong lòng các Hợp tác xã kiểu mới thì các tổ hợp tác cũng tồn tại và là những “ vệ tinh” quan trọng làm cho sự sinh sống của HTX ngày càng lớn mạnh 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Để việc hợp tác trong sản xuất thuỷ sản ngày càng tốt hơn, hướng tới ngành Thuỷ sản tổ chức lại hình thức quản lí cộng đồng như sau: - Xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với điều kiện, đặc thù và trình độ của lực lượng sản xuất thuỷ sản. - Hình thành, củng cố và phát triển các liên hiệp sản xuất, hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ sản xuất, hiệp hội nghề nghiệp... - Nội dung liên kết phải được thống nhất thực hiện theo tiêu chuẩn sản xuất, các quy chế, quy định, quy trình sản xuất, phối hợp các nguồn lực, nhân lực để hướng sản xuất thuỷ sản đạt tiêu chí hiệu quả, bền vững. 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn (liệt kê theo thứ tự thời gian, nếu có)

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name: LE THI THANH HUONG 2. Sex: Females 3. Date of birth: 29 September 1966 4. Place of birth: Bến Tre-Việt Nam 5. Admission decision number: 2528/QĐ-XHNV-KH&SĐH, Date: 14 December 2007 of the head of University of sciences and Humanities 6.Changes in academic process: None 7. Official thesis title: Building models that link production team to transfer research results to farmers aquaculture areas of Dong Thap Muoi in Long An province. 8. Major: Management of science and technology 9. Code: 60.34.72 10. Supervisors: Vice Prof.Doctor Pham Huy Tien, Ha Noi University of Social sciences and Humanities 11. Summary of the finding of the thesis: Construction of models that link production to receive research results aquaculture farmers improve their learning and application of technical advances in production and have the opportunity to support an economic fees, access to loans through the commitment of local authorities, the banking organization. For Aquaculture: Develop cooperative aquaculture management processes from input to output, including water source, seed, feed, and veterinary medicine, the environment, preventing and disease, consumption will be active and controlled environment farming areas, seed quality management, food, increase prevention, stabilization of raising productivity, consumption of active stage products, contributing to increased economic efficiency, employment stability, improve the life and work to maintain long-term aquaculture. Links can be produced as a cooperative in miniature, in which small farmers are linked and organizations together to work with business partners. The link will generate benefits will be produced under the direction of the market needs, create goods and products are competitive and market stability; cooperative of this type will households representing individuals in consumer goods and products to ensure maximum benefit to farmers. Besides, linking farmers under the cooperative model will help minimize the number of limited supply of goods on the market if supply exceeded demand condition occurs; gathered a large quantity of goods sufficient to meet the requirements of the export contract with a large quantity of goods, avoid accidents pressure levels, ongoing price pressure is now widespread and part of the cost savings will be circulated in the cargo … In addition, this model also helps to link farmers to build and protect brand, origin of products they make; generate enough financial resources to apply technological advances in production and processing of high quality products meet the rigorous demands of consumers at home and abroad . One of the most important solution to change the perception and practice of aquaculture in the direction of commodity production, gradually establishing linkages, collaborative research - production - consumption production between the "fourth state": The Agriculture, scientists, and state enterprises. This is a favorable environment for scientific and technological advances are applied to production faster. 12. Applicability in practice: Groups linked to agriculture production and rural are the common forms of collective ownership. It fits with the requirements of business, consistent with the Party line on several economic development components with different ownership. This is the inevitable product of the manufacture of goods. Goods production grows, the competition in a market economy, these intense individual workers, these households are increasingly required to link together, if not hard to survive and development. The cooperative groups, groups linked, interest groups play an important role in the settlement between small producers and scattered with large quantities of goods produced to meet the requirements of modernization, is the foundation for the establishment of cooperatives, cooperative unions, business associations in agriculture and rural development. In the heart of the new type of cooperative, the cooperative also exists and is the "satellite" for the important work of cooperative living growing 13. The next direction of research: To cooperate in the production of better fisheries, fishery toward reorganizing the management community as follows: - Building organizational forms suitable production conditions, special forces and the level of aquaculture production. - Establishing, strengthening and developing the manufacturing unions, cooperatives, cooperative groups, clubs, manufacturing, professional associations ... - Content related to comply with agreed production standards, regulations, rules, process and coordinate the resources and manpower to the direction of aquaculture production reached criterion performance, durability firm.

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây