TTLV: Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kĩ năng cơ bản đối với sinh viên tốt nghiệp ĐH

Thứ tư - 08/02/2012 22:25
Thông tin luận văn "Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kĩ năng cơ bản đối với sinh viên tốt nghiệp đại học (Nghiên cứu các thông tin tuyển dụng trên trang Vietnamworks)" của HVCH Nguyễn Thanh Ngọc, chuyên ngành Xã hội học.
Thông tin luận văn "Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kĩ năng cơ bản đối với sinh viên tốt nghiệp đại học (Nghiên cứu các thông tin tuyển dụng trên trang Vietnamworks)" của HVCH Nguyễn Thanh Ngọc, chuyên ngành Xã hội học. 1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thanh Ngọc 2. Giới tính: Nữ 3. Ngày sinh: 16/03/1986 4. Nơi sinh: Hà Tĩnh 5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 24/10/2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không 7. Tên đề tài luận văn: Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kĩ năng cơ bản đối với sinh viên tốt nghiệp Đại học (Nghiên cứu các thông tin tuyển dụng trên trang Vietnamworks) 8. Chuyên ngành: Xã hội học. Mã số: 60.31.30 9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Bích San, Phó Tổng Thư kí Liên Hiệp các Hội Khoa học Kĩ thuật Việt Nam. 10. Tóm tắt các kết quả của luận văn: Nghiên cứu tìm hiểu về yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kĩ năng cơ bản đối với sinh viên tốt nghiệp Đại học. Kết quả cho thấy, những năm gần đây, nhà tuyển dụng lao động nói riêng và thị trường lao động nói chung đang dần thay đổi trong hình thức đánh giá cũng như tuyển dụng nhằm đáp ứng nhu cầu về nghề nghiệp ngày càng đa dạng của thực tiễn xã hội. Mỗi nhà sử dụng lao động có thể đưa ra rất nhiều các căn cứ khác nhau hoặc chỉ dựa vào một căn cứ duy nhất để tuyển dụng, đánh giá nhân viên nhưng nhìn ở góc độ thị trường lao động có ba yếu tố thường trực mà người lao động cần phải đạt bao gồm khả năng chuyên môn, khả năng tự đào tạo và kĩ năng mềm. Dưới góc độ đánh giá của nhà tuyển dụng, sinh viên tốt nghiệp Đại học mặc dù được trang bị nền tảng kiến thức cơ bản tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số điểm yếu chưa đáp ứng được yêu cầu như trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học còn hạn chế, khả năng chịu áp lực và tính chuyên nghiệp còn kém, phần lớn chưa được trang bị về kĩ năng mềm hay thiếu hiểu biết thực tế,… Đa phần người lao động khi được nhận vào làm tại các cơ sở lao động đều phải trải qua một quá trình đào tạo lại mới có thể thích nghi được với công việc. Việc nắm vững yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kĩ năng cơ bản mà sinh viên tốt nghiệp đại học phải đáp ứng là rất quan trọng, đây là cơ sở giúp sinh viên có sự định hướng tốt hơn trong việc trang bị các nhóm kĩ năng đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Theo đó, ba nhóm kĩ năng cơ bản được chỉ ra bao gồm nhóm kĩ năng về trình độ chuyên môn, nhóm kĩ năng mềm và nhóm kĩ năng về quản lí. Về cơ bản, sinh viên đã được trang bị nhóm kĩ năng về trình độ chuyên môn như khả năng ngoại ngữ, tin học hay sử dụng các phần mềm liên quan đến chuyên ngành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, đối với hai nhóm kĩ năng sau là kĩ năng mềm và kĩ năng về quản lí thì chủ yếu sinh viên phải tự đào tạo thông qua quá trình rèn luyện, tích luỹ các kiến thức. Đây cũng là những thách thức, rào cản không nhỏ đối với sinh viên trong hành trang đi tìm việc sau khi tốt nghiệp Đại học. Tuỳ thuộc vào từng vị trí tuyển dụng và loại hình doanh nghiệp mà có sự khác biệt trong yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với một số kĩ năng cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu công việc. 11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Nghiên cứu đã chỉ ra những kĩ năng cơ bản mà sinh viên tốt nghiệp Đại học cần có theo yêu cầu của nhà tuyển dụng trên cơ sở những đánh giá của nhà tuyển dụng về những kĩ năng trên thực tế của sinh viên, từ đó góp phần đưa ra những khuyến nghị, chính sách phù hợp để trang bị cho sinh viên sau khi ra trường nhằm đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, hướng tới thực hiện mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội. 12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không 13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: “Đánh giá chất lượng Giáo dục bậc Đại học ở Việt Nam ” (Cách tiếp cận từ thị trường lao động) – Liên hiệp các Hội Khoa học Kĩ thuật Việt Nam.

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

1. Full name : Nguyen Thanh Ngoc 2. Sex: Female 3. Date of birth: 16th March, 1986 4. Place of birth: Ha Tinh 5. Admission decision number:1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH dated: 24th October 2008 6. Changes in academic process: N/A 7. Official thesis title: Requirement of employer about the basic skills for graduated students (Researching recruitment information on vietnamworks) 8. Major: Sociology Code: 60 31 30 9. Supervisors: Associated professor, Ph D. Pham Bich San, Vice Genneral Secretary Viet Nam Union of Science and Technology Associations 10. Summary of the findings of the thesis: This study is to find out the requirements of employers on basic skills for graduated students. The result show that, in recent years, employers in particular and labor market in general both are changing the form of evaluation and recruitment to meet demand for professional skills increasingly in practice. Each employer will give many requirements or only a requirement to select or value. But in the views of labor market, there are 3 basic requirements: professional knowledge, self-training and soft skills. In terms of employers’ evaluation, graduated students lack necessary skills committed by the work though they have been trained in basic knowledge. Their english, computer skills, capacity to work under pressure and professionalism are all poor. Many still have lacked soft skills and social knowledge. After joining, most newly recruited officers need to be retrained. It’s important for university graduates to understand the requirements of the employers for basic skills. This is a foundation to help them know about equpping with skills needed in workplaces, including professional knowledge, soft skills and management skills. Basically, they have been trained in english, computing or using work-related softwares when they are still at school. However, they have to self-improve soft skills and management skills through self-training or knowledge accumulation process. This is a great obstacle for graduated students in finding the job. Depending on each position and type of company, employers will have different requests for some specific skills to adapt to work. 11. Applicability in pactice Research has shown that basic skills that graduated students should have to meet given requests on the basis of employer’s assessment of necessary skills. Thereby, it contributes to make reasonable recommendations and policies to equip students after graduating so that they can meet the requirements of the employers, towards the goal of education and training for real needs of society. 12. Further research directions, if any: N/A 13. Thesis-related publications: "Assessing the quality of university education in Vietnam" (approach from the labor market) – Viet Nam Union of Science and Technology Associations

Tác giả: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây