Thông tin luận văn "Tác động của các nhóm không chính thức đến hành vi bạo lực thể chất trong học sinh Trung học phổ thông (Nghiên cứu trường hợp trường THPT Lê Viết Thuật, thành phố Vinh, Nghệ An)" của HVCH Ông Thị Mai Thương, chuyên ngành Xã hội học.
1. Họ và tên học viên: Ông Thị Mai Thương
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 18/10/1985
4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận học viên số: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 24/10/2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: “Tác động của các nhóm không chính thức đến hành vi bạo lực thể chất trong học sinh Trung học phổ thông” (Nghiên cứu trường hợp trường THPT Lê Viết Thuật, thành phố Vinh, Nghệ An).
8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Quyết, phòng Đào tạo Sau đại học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Nghiên cứu đã trả lời được các câu hỏi đặt ra, cụ thể như sau:
Nghiên cứu đã miêu tả đặc điểm xã hội của các nhóm học sinh cá biệt có hành vi đánh nhau. Về hoàn cảnh gia đình, điểm chung nổi bật giữa các học sinh này là bố mẹ dành ít thời gian quan tâm đến tâm lí, tình cảm của các em, và đó là một trong những yếu tố quan trọng làm xuất hiện các hành vi lệch chuẩn của các học sinh, trong đó có hành vi đánh nhau. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã mô tả các hoạt động thường ngày của các nhóm học sinh cá biệt bao gồm cả nam và nữ. Riêng các học sinh nam đã biết cách kiếm tiền để chi tiêu ngay từ khi bước vào học bậc học THPT. Điều đáng lưu ý là các em lựa chọn các công việc vừa không phù hợp độ tuổi mà còn mang tính chất rất nguy hiểm đối với mình, thậm chí các hoạt động đó còn bị liệt vào danh sách các công việc bất hợp pháp như cá độ bóng đá, đánh bạc, làm bảo kê cho những hội đánh bạc. Đây là một phát hiện khiến cho người nghiên cứu không tránh khỏi ngạc nhiên và lo ngại cho chính tương lai của các học sinh nam trong các nhóm này. Mặt khác, các nhóm học sinh nam đã có hành vi sử dụng các vũ khí nguy hiểm khi đánh nhau với các nhóm học sinh khác trường như dao, kiếm, súng hoa cải... để làm tăng ưu thế của nhóm mình.
Các giá trị trong nhóm cũng có sự ảnh hưởng tới hành vi đánh nhau của học sinh. Giá trị nhóm được biểu hiện ở tinh thần đoàn kết, điều đó tạo ra một khuôn khổ cho các thành viên trong nhóm thực hiện hoạt động của mình và đảm bảo ý thức chung về cái gọi là “chúng tôi”.
Mức độ cố kết trong nhóm có ảnh hưởng đến hành vi đánh nhau của các học sinh cá biệt. Các thành viên có đặc điểm tính cách, hoàn cảnh gia đình giống nhau là cơ sở để tạo nên sự gắn kết trong nhóm.
Ở các nhóm học sinh cá biệt không có thủ lĩnh chính thức và không có sự phân chia cấp bậc các vị trí trong nhóm. Tuy nhiên, vẫn có một vài cá nhân có tầm ảnh hưởng nhất định tới các thành viên trong nhóm do họ có ưu thế về tiền bạc, sự liều lĩnh khi đánh nhau, đặc biệt là mối quan hệ với các nhóm học sinh cá biệt khác và các băng đảng trong xã hội.
Mối quan hệ liên nhóm giữa các nhóm học sinh cá biệt với những nhóm xã hội khác có ảnh hưởng đến hành vi đánh nhau của các em, thể hiện ở hai dạng: một mặt mang “tính thù hằn” với các nhóm học sinh khác – đây là một trong những yếu tố làm tăng tính cố kết giữa các thành viên và làm tăng tính hiếu chiến của các nhóm này; và mặt khác lại là mối quan hệ tương trợ, giúp đỡ của các băng đảng trong xã hội có mối quan hệ khá thân thiết với một trong những thành viên của các nhóm học sinh cá biệt này.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Nghiên cứu đã chỉ ra được phương thức ảnh hưởng của nhóm không chính thức đến hành vi đánh nhau của học sinh THPT – cụ thể là nhóm bạn bè mà các học sinh tham gia, qua đó cung cấp thêm cơ sở thực tiễn cho các cơ quan chức năng cũng như các nhà giáo dục học xây dựng những mô hình can thiệp phù hợp với đặc điểm của nhóm đối tượng học sinh THPT là chủ thể gây ra hành vi bạo lực, góp phần ngăn chặn các yếu tố nguy cơ của vấn nạn bạo lực trong học đường ở nước ta hiện nay.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name : Ong Thi Mai Thuong 2. Sex: female
3. Date of birth: 18/10/1985 4. Place of birth: Nghe An
5. Admission decision number: 1355/2008/QĐ-XHNV-KH&SĐH Dated 24/10/2008
By the Principal of the social sciences and humanities college – Hanoi National University
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: The effects of informal groups on phisically violent behaviors of highschool students (Case study at Le Viet Thuat highschool, Vinh city, Nghe An Province).
8. Major: sociology 9. Code: 60 31 30
10. Supervisors: Pham Van Quyet – The associate professor and Doctor of philosophy of University of Social Sciences and Humanities, VNU Hanoi.
11. Summary of the findings of the thesis:
The research describes the social portrait of rebellious students with fighting. Particularly in family condition, they are the students whose parents spend little time caring about their thoughts and feelings, which is one of the serious factors causing their deviation, especially their fighting. Besides, the research portrays the daily activities of the rebellious schoolboys and schoolgirls. Especially the schoolboys have known how to make money for their expenditure since they went to high school. It is noticeable and alarming to see that they have chosen the unsuitable work for their age, not only dangerous to themselves, but also illegal such as doing the football pools and protecting the gambling groups. That is a discovery surprising and worrying the researcher about the schoolboys’ future. On the other hand, when fighting against others from high schools, they use dangerous weapons such as knives, swords, guns to keep their upper hand.
Also, there are the group’s values having influence on their fighting behavior, which manifests in their solidarity and creates the scope for their activities and the consciousness of what is called “we”.
Their groups’ rally requirement also influences the fighting behavior of the rebellious students. The cement of the group results from family condition similarity of the group members.
The rebellious groups do not have an official leader or any other positions. However, some student of them may have a given effect on others due to his advantage of money, his venture in fighting, especially his relationship with other rebellious groups and gangs in the society.
The inter-relationship between the rebellious groups and other social ones affects the fighting behavior and manifests in two ways: On the one hand, it’s owing to “animosity” towards other groups- one of the factors augmenting their rally among the members, and their bellicosity as well. On the other hand, it is owing to the mutual relationship between the gangs and one of the group members, which contributes to their close relation.
12. Practical applicability:
The research indicates the effective modalities of the unofficial groups on the fighting behavior of the high school students namely the different groups they join, which produces practical bases for appropriate authorities as well as the educators to construct the intervening therapies which are suitable for the characteristics of the rebellious high school students- the subject causing violence, and contributes to preventing the dangerous violence evils from schools in our country today.
13. Further research directions, if any: None
14. Thesis-related publications: None