Thông tin luận văn " Tác động của việc tái định cư đến đời sống người dân trong vùng dự án của dự án ADB Cải thiện môi trường đô thị miền Trung Việt Nam (Dự án ADB)" của HVCH Trần Thị Lê Tâm, chuyên ngành Xã hội học.
1. Họ và tên học viên: Trần Thị Lê Tâm
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 01/10/1978
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận học viên số: 1357/2008/ QĐ-XHNV-KH&SĐH Ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Chuyển từ Viện Xã hội học sang Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Quyết định tiếp nhận học viên số: 352/QĐ-XHNV-KH&SĐH Ngày 9 tháng 6 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận văn: Tác động của việc tái định cư đến đời sống người dân trong vùng dự án của dự án ADB Cải thiện môi trường đô thị miền Trung Việt Nam (Dự án ADB)
8. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Ts. Trịnh Văn Tùng, Phó chủ nhiệm Khoa Xã hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Luận văn đã tiến hành phân tích, đánh giá tác động của hoạt động tái định cư tới đời sống của người dân trong vùng dự án ADB trường hợp Thị xã Hà Tĩnh thuộc tỉnh Hà Tĩnh và Thị xã Tam Kì thuộc tỉnh Quảng Nam ở các tiêu chí trong đời sống vật chất như kinh tế xã hội, văn hoá, môi trường và tiêu chí về sự hài lòng của người dân trong quá trình thực hiện tái định cư và trong quá trình khôi phục cuộc sống sau tái định cư và nhận xét về khả năng phát triển bền vững của người dân.
Tác động về kinh tế xã hội, văn hoá, môi trường
Tác động về kinh tế xã hội: Người dân tại khu tái định cư phải đầu tư lại từ đầu để xây nhà, khôi phục cuộc sống. Các cơ sở hạ tầng tại khu tái định cư chỉ mới được trang bị ở mức cơ bản, bước đầu đã đáp ứng nhu cầu tối thiểu của người tái định cư.
Về văn hoá: Người dân tái định cư cảm thấy khó khăn trong việc hoà nhập với cộng đồng ở nơi ở mới. Họ cần có một khoảng thời gian nhất định cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương để có thể hoà nhập với nơi ở mới.
Về môi trường: Tại khu tái định cư, các hoạt động ổn định cuộc sống như xây dựng và hoàn thiện nhà cửa, đường đi lại vẫn tiếp tục được thực hiện gây ra một số vấn đề về môi trường như bụi bẩn, tiếng ồn, rác thải xây dựng. Nhìn chung, các cơ sở hạ tầng cơ bản như đường điện, công trình tiêu thoát nước vv đã được trang bị. Cuộc sống sau tái định cư của người dân vẫn bị ảnh hưởng bởi môi trường chưa được ổn định.
Sự hài lòng của người dân
Trong quá trình chuẩn bị tái định cư: Người dân rất hài lòng vì được tham gia đầy đủ vào các hoạt động chuẩn bị như họp cộng đồng, phổ biến chính sách, kiểm đếm thiệt hại, chi trả đền bù. Người dân có nhận xét tốt về quá trình thực hiện chuẩn bị và đánh giá cao việc công tác thực hiện. Tuy vậy người dân cũng không hài lòng về mức giá đền bù và cho rằng không đủ để khôi phục cuộc sống tại nơi ở mới.
Trong quá trình khôi phục cuộc sống: Người dân gặp nhiều khó khăn trong quá trình khôi phục cuộc sống, thu nhập không tăng, môi trường chưa ổn định, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, các chương trình đào tạo hướng nghiệp chưa được cung cấp đều giữa các vùng tái định cư
Từ các kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đưa ra một số đề xuất đối với các chính sách, đối với chính quyền địa phương, và người dân nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân sau tái định cư
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ giúp các nhà quản lí, các cấp, các ngành, các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn đúng đắn, toàn diện hơn về những tác động của chính sách đang được triển khai tại địa phương, những khó khăn và thuận lợi và những mặt còn hạn chế.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Tiếp tục nghiên cứu về sự tác động của hoạt động tái định cư trong thời gian tới để có cái nhìn toàn diện hơn về các tác động đa chiều tới đời sống người dân tái định cư.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không có
INFORMATION ON MASTER’S THESIS
1. Full name: Tran Thi Le Tam 2. Sex: Female
3. Date of birth: October 01, 19784. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 1357/2008/ QĐ-XHNV-KH&SĐH dated 24/10/2008 of Rector – University of social Sciences and Humanities, VNU Hanoi
6. Changes in academic process: Moved from Institute of Sociology to Hanoi School of Social Sciences and Humanity – Hanoi National University, Admission decision number: 352/QĐ-XHNV-KH&SĐH dated 9 June 2009 of Rector – University of social Sciences and Humanities, VNU Hanoi.
7. Official thesis title: Impacts of the resettlement to the local people in the project
area of Central Region Urban Environmental Improvement Project (ADB project)
8. Major: Sociology Code: 60 31 30
10. Supervisors: Dr Trinh Van Tung, Vice Dean of Sociology- University of social Sciences and Humanities, VNU Hanoi
11. Summary of the findings of the thesis:
The thesis has analyzed and evaluated the impact of resettlement activities to the lives of people in the project area of ADB project with the cases of Ha Tinh city in Ha Tinh province and town of Tam Ki in Quang Nam province through different criteria in material life as socioeconomic, cultural, environmental and criteria on the level of satisfaction of the people in the process of resettlement and live restoration after resettlement and the extents of sustainable development of the people.
Impacts in terms of socio-economic, cultural, environmental
Socio-economic impacts: People in the resettlement areas have to invest to build a house from scratch and restore their livelihood. The infrastructure in the resettlement area are equipped at basic level, initially meets the minimum requirements of the resettlers.
Cultural impacts: The resettlers find it difficult to integrate into the community in a new place. They need a certain period with the support of local authorities to integrate to their new housing.
Environmental impacts: In resettlement areas, activities such as construction of houses and roads continue which cause some environmental problems such as dust, noise, construction wastes. In general, the basic infrastructure such as power lines, drainage works etc. have been equipped to the resettlement sites. The living of resettlers still be impacted by the unsettled environment.
Level of satisfaction
During the course of resettlement: People are pleased to be involved fully in the preparatory activities such as community meetings, and project policy disclosure, inventory of losses, compensation payment. The people have good reviews on the implementation process and appreciate the work done. But people are not satisfied with compensation rates and complained that it is not enough to restore their life in the new resettlement sites.
During the livelihood restoration:Local people meet with difficulty in the process of restoring life and income increases, less stable environment, basic infrastructure, the vocational training programs were unequally provided among the areas.
• According to these findings, the author offers some suggestions for policy makers and local people to improve the quality of life of resettlers.
12. Practical applicability:
On the basis of results of the research, the topic will help managers at all levels, departments, policy makers have a more comprehensive and proper look at the effects of policy is being implemented locally, the disadvantages, advantages and limitations.
13. Further research directions:
- From the findings above, the author has put forward some proposals for policy, for local governments, and citizens to improve people's quality of life after resettlement
Continued research on the impact of resettlement activities in the future to have a more comprehensive view of the multi-dimensional effects to life of resettlers.
14. Thesis-related publications: None